Tuesday, 31 January 2017

Nhập dòng giải thoát - Về bốn quả Thánh

Nhập dòng giải thoát
Bình Anson

Trong kinh điển thường đề cập đến bốn quả vị mà người con Phật phải nhắm đến trên đường giải thoát, đưa đến Niết-bàn. Các quả vị nầy được xem như là các dấu mốc - hoặc các chặng đường - trên hành trình thanh lọc tâm ý, tiêu diệt các ô nhiễm ngủ ngầm trong tâm, thường được gọi là mười kiết sử hay thằng thúc (samyojana), trói buộc chúng sinh vào vòng luân hồi.

Bốn quả vị đó là:

- Dự lưu (Sotàpanna, Tu-đà-hoàn),
- Nhất lai (Sakadàgàmi, Tư-đà-hàm),
- Bất lai (Anàgàmi, A-na-hàm),
- A-la-hán (Arahat, Ứng cúng).

Mười kiết sử là:

- thân kiến (sakkàya-ditthi),
- hoài nghi (vicikicchà),
- giới cấm thủ (silabata-paràmàsa)
- dục ái, tham đắm vào cõi dục (kàma-ràga)
- sân hận (vyàpàda),
- sắc ái, tham đắm vào cõi sắc (rùpa-ràga),
- vô sắc ái, tham đắm vào cõi vô sắc (arùpa-ràga),
- mạn (màna),
- trạo cử vi tế (uddhacca),
- si vi tế (avijjà).

Trong nhiều bài kinh, Đức Phật thường tóm tắt về bốn quả thánh đó như sau:

- "Có những Tỳ-khưu là những vị A-la-hán, các lậu hoặc đã đoạn trừ, Phạm hạnh đã thành, các việc nên làm đã làm, gánh nặng đã đặt xuống, mục đích đã thành đạt, hữu kiết sử đã được đoạn tận, được giải thoát nhờ chánh trí.

Có những Tỳ-khưu là những vị Bất lai, đã đoạn trừ năm hạ phần kiết sử, được hóa sanh, ở đấy được nhập Niết-bàn, không còn phải trở lại đời này nữa.

Có những Tỳ-khưu là những vị Nhất lai, đã đoạn trừ ba kiết sử, đã làm cho muội lược tham, sân, si, sau khi sanh vào đời này một lần nữa, sẽ đoạn tận khổ đau.

Có những Tỳ-khưu là những vị Dự lưu, đã đoạn trừ ba kiết sử, không còn đọa vào ác đạo, chắc chắn sẽ được giác ngộ". - (Trung bộ, MN 118)

*

Người đạt quả Dự lưu là người đã đoạn trừ ba kiết sử đầu tiên: thân kiến, hoài nghi, và giới cấm thủ. Người nầy được xem như là một người đã nhập vào dòng giải thoát, tùy theo hạnh nghiệp và tinh tấn mà chỉ tái sinh làm người hoặc trong các cõi trời, tối đa là bảy kiếp, vì vậy có sách gọi là quả Thất lai hay Thất sinh. Người nầy còn được gọi là đã mở "Pháp nhãn", vì người ấy đã bắt đầu có thanh tịnh về quan kiến, đã trực nhận rõ ràng Chánh Pháp của Ðức Phật. Người đó không còn xem mình như là một bản thể riêng biệt và thường tồn, kể cả hình sắc và tâm thức. Người đó không còn một chút nghi ngờ nào về sự hiện hữu và lợi ích của Tam Bảo: không còn hoài nghi về sự giác ngộ của Ðức Phật, không còn hoài nghi về con đường mà Ðức Phật đã vạch ra để đi đến giác ngộ, không còn hoài nghi về những đệ tử của Ngài đã đi theo con đường ấy và đã đạt được sự giải thoát tối hậu. Người ấy cũng không còn có ảo tưởng rằng Niết-bàn có thể đạt được bằng cách ép mình vào các hình thức lễ nghi phiến diện hay các điều lệ ước định nào đó.

Thân kiến, kiết sử đầu tiên, là sự hiểu sai lạc về cái gọi là Tự ngã, hay cái Tôi, đồng hóa nó với một trong năm uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức). Trong bài kinh số 44, thuộc Trung bộ (MN 44), Ni sư Dhammadina giảng rằng một người đã đoạn trừ thân kiến là một người "không xem sắc là tự ngã, không xem tự ngã là có sắc, không xem sắc là trong tự ngã, không xem tự ngã là trong sắc", tương tự như thế đối với bốn uẩn còn lại.

Có người thường hiểu lầm về chữ "hoài nghi" dùng ở đây. Tiếng Pàli là "vicikicchà", thường dùng để chỉ thái độ nghi ngờ về Phật Pháp Tăng và về lý Duyên sinh. Ngài Phật Âm (Buddhaghosa), trong bộ luận Thanh Tịnh Đạo, nói rằng vicikicchà còn là một thái độ do dự, không nhất quyết, không sẵn sàng tra vấn, học hỏi. Do đó cần phải đoạn trừ kiết sử nầy. Ðức Phật khuyến khích chúng ta phải biết nỗ lực suy tư, luận giải và chứng nghiệm ngay trong đời sống hằng ngày, vì Pháp là "mời mọi người đến xem xét" (ehipassika). Ðể rồi chúng ta thấy, biết rõ ràng sự ích lợi của Phật Pháp cho con đường hành trì của ta, và từ đó, có một niềm tin vững chắc vào Tam Bảo, không còn thắc mắc, phân vân, hay do dự gì nữa.

Chữ "giới cấm thủ" cũng thường bị hiểu lầm. Có lẽ nên dịch là "giới lễ nghi thủ, giới lễ thủ". Ở đây để chỉ thái độ mê tín mù quáng, bám thủ vào các hình thức lễ nghi, tin rằng làm như thế là đủ để thanh lọc tâm. Đoạn trừ giới cấm thủ không có nghĩa là một thái độ buông lơi, phóng túng, dễ duôi, không giữ gìn giới hạnh. Trái lại, nó có nghĩa là một thái độ minh triết, xem giới luật như là một phương tiện tốt, cần thiết để luyện tâm, nhưng lại không mù quáng, không quá lệ thuộc vào các hình thức giáo điều. Một người không còn giới cấm thủ là một người lúc nào cũng có giới đức trong sạch, nhưng sống thảnh thơi trong giới luật đạo hạnh, không còn xem đó là một gánh nặng trên con đường hành trì của mình.

Để trừ khử các kiết sử trên, Đức Phật khuyên chúng ta phải nỗ lực thực hành bốn điều: (1) thân cận bậc chân nhân, (2) lắng nghe diệu pháp, (3) như lý tác ý, và (4) thực hành pháp và tùy pháp, như đã ghi trong Tương ưng (SN 55.11):

"Thân cận bậc chân nhân là Dự lưu phần.
Nghe diệu pháp là Dự lưu phần.
Như lý tác ý là Dự lưu phần.
Thực hành pháp và tùy pháp là Dự lưu phần".

Rồi Ngài giảng về sự liên quan của bốn pháp trên:

- "Này các Tỳ-khưu, giao thiệp với bậc chân nhân được viên mãn thì làm viên mãn nghe diệu pháp; nghe diệu pháp được viên mãn thì làm viên mãn lòng tin; lòng tin được viên mãn thì làm viên mãn như lý tác ý; như lý tác ý được viên mãn thì làm viên mãn chánh niệm tỉnh giác; chánh niệm tỉnh giác được viên mãn thì làm viên mãn các căn được chế ngự; các căn được chế ngự được viên mãn thì làm viên mãn ba thiện hành; ba thiện hành được viên mãn thì làm viên mãn bốn niệm xứ; bốn niệm xứ được viên mãn thì làm viên mãn bảy giác chi; bảy giác chi được viên mãn thì làm viên mãn minh giải thoát" (Tăng chi, AN 10.61).

Về thân cận bậc chân nhân, Ngài giảng:

- "Thế nào là làm bạn với thiện? Ở đây, thiện nam tử sống tại làng hay tại thị trấn. Tại đấy có gia chủ hay con người gia chủ, những trẻ được nuôi lớn trong giới đức, hay những người lớn tuổi được lớn lên trong giới đức, đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ, vị ấy làm quen, nói chuyện, thảo luận. Với những người đầy đủ lòng tin, vị ấy học tập với đầy đủ lòng tin. Với những người đầy đủ giới đức, vị ấy học tập với đầy đủ giới đức. Với những người đầy đủ bố thí, vị ấy học tập với đầy đủ bố thí. Với những người đầy đủ trí tuệ, vị ấy học tập với đầy đủ trí tuệ. Đây gọi là làm bạn với thiện" (Tăng chi, AN 8.54).

Rồi Ngài khuyên:

Nếu thấy bậc hiền trí,
Chỉ lỗi và khiển trách,
Như chỉ chỗ chôn vàng,
Hãy thân cận người trí.
Thân cận người như vậy,
Chỉ tốt hơn, không xấu. (Pháp cú, Dhp 76)

Chớ thân với bạn ác,
Chớ thân kẻ tiểu nhân.
Hãy thân người bạn lành,
Hãy thân bậc thượng nhân. (Pháp cú, Dhp 78)

Đức Phật đề cập đến 5 lợi ích của việc biết nghe diệu pháp: (1) được nghe điều chưa nghe, (2) làm cho trong sạch điều được nghe, (3) đoạn trừ nghi, (4) làm cho tri kiến chánh trực, và (5) làm cho tâm tịnh tín (Tăng chi, AN 5.202).

Trong kinh "Tất cả các lậu hoặc" (Trung bộ, MN 2), Đức Phật dạy về pháp như lý tác ý để điều hướng các sự suy nghĩ của mình sao cho có lợi lạc trên đường tu tập, như sau:

- "Này các Tỳ-khưu, thế nào là các pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý? Này các Tỳ-khưu, những pháp nào do vị ấy tác ý mà dục lậu chưa sinh không sinh khởi, hay dục lậu đã sinh được trừ diệt, hay hữu lậu chưa sinh không sinh khởi, hay hữu lậu đã sinh được trừ diệt, hay vô minh lậu chưa sinh không sinh khởi, hay vô minh lậu đã sinh được trừ diệt, đó là những pháp cần phải tác ý và vị ấy tác ý. Nhờ vị ấy không tác ý các pháp không cần phải tác ý, tác ý các pháp cần phải tác ý, nên các lậu hoặc chưa sanh không sinh khởi và các lậu hoặc đã sinh được trừ diệt.

Vị ấy như lý tác ý: Ðây là khổ; như lý tác ý: Ðây là khổ tập; như lý tác ý: Ðây là khổ diệt; như lý tác ý: Ðây là con đường đưa đến khổ diệt. Nhờ vị ấy tác ý như vậy, ba kiết sử được trừ diệt: thân kiến, nghi, giới cấm thủ. Này các Tỳ-khưu, các pháp ấy được gọi là pháp dùng tri kiến để đoạn trừ các lậu hoặc".

Khi Tỳ-khưu Kotthika hỏi ngài Trưởng lão Xá-lợi-phất cần phải như lý tác ý thế nào để được giải thoát, ngài đáp:

- "Này Hiền giả Kotthika, Tỳ-khưu giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã.

Năm thủ uẩn đó là gì? Đó là sắc thủ uẩn, thọ thủ uẩn, tưởng thủ uẩn, hành thủ uẩn, thức thủ uẩn. Này Hiền giả Kotthika, vị Tỳ-khưu giữ giới cần phải như lý tác ý năm thủ uẩn là vô thường, khổ, bệnh hoạn, ung nhọt, mũi tên, bất hạnh, ốm đau, người lạ, hủy hoại, rỗng không, vô ngã" (Tương ưng, SN 22.122).

Về thực hành pháp và tùy pháp, ở đây được giảng rộng ra, bao gồm chánh niệm tỉnh giác, phòng hộ các căn, huân tập ba thiện hành (thân, khẩu, ý), thực hành bốn niệm xứ (thân, thọ, tâm pháp), và phát triển bảy giác chi (niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ, khinh an, định, xả).

Trong nhiều bài kinh (Tương ưng, phẩm Dự lưu), Đức Phật thường đề cập đến bốn đặc tính của một vị thánh Dự lưu là: niềm tín thành bất động nơi Đức Phật, nơi Giáo Pháp của Ngài, nơi đoàn thể các vị Thánh Tăng và có giới đức cao thượng, lúc nào cũng được các bậc chân nhân khen ngợi. Trong Tăng chi (AN 10.92), Ngài giảng:

- "Thế nào là thành tựu bốn Dự lưu phần? Ở đây, này Gia chủ, vị thánh đệ tử thành tựu tịnh tín bất động đối với Đức Phật: Ðây là Thế Tôn, bậc Ứng Cúng, Chánh Ðẳng Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ Ðiều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn. Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với Pháp: Pháp được Thế Tôn khéo thuyết, thiết thực hiện tại, không có thời gian, đến để mà thấy, có khả năng hướng thượng, được người trí tự mình giác hiểu. Vị ấy thành tựu tịnh tín bất động đối với chúng Tăng: Diệu hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Trực hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Ứng lý hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn; Chân chánh hạnh là chúng đệ tử Thế Tôn. Tức là bốn đôi tám chúng. Chúng đệ tử Thế Tôn đáng được cung kính, đáng được tôn trọng, đáng được đảnh lễ, đáng được chắp tay, là phước điền vô thượng ở đời. Vị ấy thành tựu với những giới đức được các bậc thánh ái kính, không bị phá hủy, không bị bể vụn, không bị điểm chấm, không bị uế nhiễm, đưa đến giải thoát, được bậc trí tán thán, không bị chấp trước, đưa đến thiền định."

Mặc dù đoạn kinh trên thường được xem là các tiêu chuẩn căn bản của quả Dự lưu, trong kinh điển còn có ghi các danh sách khác, trong đó, tiêu chuẩn về giới hạnh được thay thế bằng tiêu chuẩn bố thí và trí tuệ:

- Bài kinh trong Tương ưng SN 55.32 ghi tiêu chuẩn thứ tư như sau: "Lại nữa, vị thánh đệ tử trú ở gia đình, với tâm thoát khỏi cấu uế của xan tham, bố thí dễ dàng, bàn tay rộng mở, thích thú từ bỏ, đáp ứng điều yêu cầu, thích thú chia xẻ vật bố thí."

- Bài kinh trong Tương ưng SN 55.33 ghi tiêu chuẩn thứ tư như sau: "Lại nữa, vị thánh đệ tử có trí tuệ, thành tựu trí tuệ về sinh diệt các pháp, trí tuệ các bậc thánh thể nhập các pháp, đưa đến chân chánh đoạn tận khổ đau."

Khi các danh sách liệt kê này được kết hợp lại, chúng ta có được bốn đức tính của vị thánh Dự lưu: (1) đầy đủ lòng tin, (2) đầy đủ giới đức, (3) đầy đủ bố thí, và (4) đầy đủ trí tuệ.

Đó cũng là bốn pháp đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc tương lai cho một cư sĩ Phật tử:

- "Có bốn pháp đưa đến hạnh phúc tương lai, an lạc tương lai cho thiện nam tử. Thế nào là bốn? Đó là đầy đủ lòng tin, đầy đủ giới đức, đầy đủ bố thí, đầy đủ trí tuệ" (Tăng chi, AN 8.54).

Ở đây, lòng tin nơi Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) không phải chỉ đơn thuần là sự tin tưởng, sùng tín mù quáng. Vị Dự lưu thật sự tín nhiệm, tin tưởng nơi nguyên lý nghiệp quả - nguyên lý của hành động và hậu quả - vì vị ấy đã chứng nghiệm rõ ràng khi bắt đầu nhập dòng thánh.

*

Trong giai đoạn tu tập kế tiếp, khi dục ái (tham đắm vào dục giới) và sân hận được trừ khử một cách đáng kể thì người đó đắc quả Nhất lai, nghĩa là có thể còn tái sinh làm người hoặc trong cõi trời dục giới một lần nữa. Khi hai kiết sử dục ái và sân được loại bỏ hoàn toàn, thì người ấy đắc quả Bất lai, nghĩa là không còn tái sinh vào cõi dục giới nầy nữa. Năm kiết sử đầu tiên nầy gọi là hạ phần kiết sử (orambhàgiya-samyojana), cột trói chúng sinh trong cõi dục. Tùy theo trình độ chứng đạt, bậc thánh Bất lai sẽ thác sinh về Tịnh cư thiên thuộc cõi trời sắc giới (rùpa-loka), trước khi nhập Niết-bàn tối hậu. Ba quả vị Dự lưu, Nhất lai, Bất lai cũng thường được gọi chung là quả vị của bậc thánh Hữu học.

Người ấy tiếp tục hành trì thanh lọc tâm ý, và tinh tấn trừ khử năm kiết sử còn lại: tham đắm vào cõi sắc (sắc ái), tham đắm vào cõi vô sắc (vô sắc ái), trạo cử vi tế, mạn, và si vi tế. Năm kiết sử nầy gọi là thượng phần kiết sử (uddhambhàgiya-samyojana), cột trói chúng sinh trong cõi sắc và vô sắc. Ở đây, tham đắm vào cõi sắc và cõi vô sắc là sự tham đắm vào bốn tầng thiền-na hữu sắc (rùpa-jhàna) và bốn tầng thiền-na vô sắc (arùpa-jhàna). Trạo cử vi tế là trạng thái vẫn còn một vài giao động nhỏ trước trần cảnh, mạn (màna) là các ý tưởng so sánh, và si vi tế (avijjà) là một vài dấu vết vô minh ngăn che còn sót lại.

*

Ðến lúc đó, người ấy đã phá tung tất cả mười sợi dây trói buộc, trừ khử mười loại kiết sử ô nhiễm, lậu hoặc đã đoạn tận, tuệ giác khai mở, không còn tạo nghiệp, không còn phải tái sinh, luân hồi nữa. Nói một cách khác, như đã mô tả trong Trung bộ, bài kinh số 1 (kinh Pháp môn căn bản, MN 1), đối với người ấy: "các lậu hoặc đã tận, tu hành thành mãn, các việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã thành đạt lý tưởng, đã tận trừ hữu kiết sử, đạt chánh trí giải thoát". Người ấy trở thành bậc A-la-hán, bậc thánh Vô học, đắc đạo quả Niết-bàn, giải thoát rốt ráo tối hậu.

Bình Anson
Perth, tháng 10-2004
*
Dòng thánh giải thoát

*
Mười kiết sử

*
Bậc thánh Dự Lưu

*
Các bậc thánh nhân



Saturday, 28 January 2017

Nhạc Xuân - Hoa Xuân Ca

Mời tải về nghe tuyển tập các bản nhạc Xuân trong ngày Tết. Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

* nviet32.zip – Hoa Xuân ca (180 MB)
https://mega.nz/#!C4JCVIrb!Zyf-ZC9CxmLHGOVI9c8vYMDt73jwQFg9etnhbRqxWzs

*

Friday, 27 January 2017

Thân bệnh, tâm an

“PAIN IS INEVITABLE. SUFFERING IS OPTIONAL” (Đau đớn không thể tránh được, nhưng đau khổ là do chọn lựa) là câu nói thường được các vị thiền sư và các nhà tâm lý học phương Tây dùng để khuyến khích, an ủi chúng ta phấn đấu, đối diện với các cơn bệnh hành hạ thân xác. Nhiều người hiểu lầm cho rằng đó là một câu nói của Đức Phật.

Thật ra, Đức Phật có lời dạy với ý nghĩa tương tự trong một bài kinh ở Tương ưng bộ (Nakulapitā Sutta, SN 22:1). Khi ông Nakula đến gặp Ngài và xin một lời dạy để đối phó với các cơn bệnh đau yếu của tuổi già, Ngài khuyên: “THÂN CÓ ĐAU NHƯNG ĐỪNG ĐỂ TÂM ĐAU THEO” ('Dù thân tôi có bệnh, tâm sẽ không bị bệnh').

*

Nhạc Việt - Tiếng hát ANH NGỌC (1925-)

Ngày cuối năm mời tải về nghe tiếng hát Anh Ngọc mà có lẽ rất ít những người trẻ bây giờ biết đến. Đây là một giọng hát nam được nhiều người biết qua các chương trình âm nhạc của Đài Phát thanh Sài Gòn trước 1975. Ca sĩ Quỳnh Giao có một bài viết ca tụng ông là người có "giọng hát trượng phu". Riêng tôi, tôi cảm nhận đây là một giọng hát rất chuẩn của người Hà Nội xưa.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nviet31.zip – Tiếng hát ANH NGỌC (2 CDs, 257 MB)
https://mega.nz/#!f5RDRSYZ!yg1OYXCezafTEQy5Gqw5M_ePd5W91O1nvp6hyX7OlbE

*
CD1: Anh Ngọc - Một Đời Tôi Hát (2000)

01 Đêm lạnh - Phạm Trọng
02 Ru em - Từ Huy
03 Đường về miền Bắc - Đoàn Chuẩn, Từ Linh
04 Dốc mơ - Ngô Thụy Miên
05 Gửi người em gái - Đoàn Chuẩn, Từ Linh
06 Một cõi đi về - Trịnh Công Sơn
07 Thì thầm - Lại Quốc Hùng
08 Tìm nơi em - Lê Trọng Nguyễn
09 Hình ảnh một buổi chiều - Lâm Tuyền
10 Một đời tôi hát - Thanh Trang
*
CD2: Anh Ngọc – Một thời để nhớ (2002)

01 Thiên thai - Văn Cao
02 Con thuyền không bến - Đặng Thế Phong
03 Khúc nhạc chiều - Ngọc Bích
04 Em tôi - Lê Trạch Lựu
05 Ngày về - Hoàng Giác
06 Tiếng hát biên thùy - Thiện tơ, Hoàng Giác
07 Đôi mắt huyền - Thông Đạt
08 Mùa thu chết - Phạm Duy
09 Nguyệt Cầm - Cung Tiến
10 Huyền - Thanh Trang
11 Vương tơ - Thẩm Oánh
12 Trở về mái nhà xưa - Curtiss, Phạm Duy
------------------------------

Mời đọc thêm:
1) Trường Kỳ: Anh Ngọc, Một đời để hát
2) Quỳnh Giao: Anh ngọc, Giọng hát trượng phu

*

Wednesday, 25 January 2017

Nhạc hòa tấu - Guitar Trữ tình

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

* nht18.zip – Hòa tấu Guitar Trữ tình (2008, 2009) (271 MB)
=> https://mega.nz/#!SsYRXCTY!oOWZVXCIQEGYYzpEWyogpOsysglIkrr29qgEhmBaz1E

Guitar Trữ Tình (2008-2009)

CD1 (2008)
01 - Hoa mười giờ - Đài Phương Trang, Ngọc Sơn
02 - Áo em chưa mặc một lần - Hoài Linh
03 - Hoa sứ nhà nàng - Hoàng Phương
04 - Ai cho tôi tình yêu - Trúc Phương
05 - Tiếng hót chim đa đa - Võ Đông Điền
06 - Còn thương rau đắng mọc sau hè - Bắc Sơn
07 - Chuyện đêm mưa - Nguyễn Hiền, Hoài Linh
08 - Giọt lệ đài trang - Châu Kỳ
09 - Em đi trên cỏ non - Bắc Sơn
10 - Chim sáo ngày xưa - Nhất Sinh
11 - Sao chưa thấy hồi âm - Châu Kỳ
12 - Về quê ngoại - Hàn Châu

CD2 (2009)
01 - Ngọn trúc đào - Anh Bằng
02 - Cỏ úa - Lam Phương
03 - Tình đầu tình cuối - Trần Thiện Thanh
04 - Tình khúc cho em - Lê Uyên Phương
05 - Thương về miền Trung - Duy Khánh
06 - Cho vừa lòng em - Phan Trần
07 - Em về kẻo trời mưa - Ngân Giang
08 - Đôi ngả chia ly - Khánh Băng
09 - Hoa sứ nhà nàng - Hoàng Phương
10 - Em gái ngày xưa - Lê Quốc Thắng
11 - Con đường mang tên em - Trúc Phương

*

Sunday, 22 January 2017

Nhạc quốc tế - FRANK SINATRA (1915-1998)

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nqt16.zip – Frank Sinatra, Best of the Best (168 MB)
https://mega.nz/#!XxZ10BYI!ICvrhz9P1bUsr2794-Pf0_GHd_TRsdyZzNsl55zboyo

Frank Sinatra, Best of the Best (2011)
01- I've Got The World On A String
02- My Funny Valentine
03- Young At Heart
04- In The Wee Small Hours Of The Morning
05- Love And Marriage
06- You Make Me Feel So Young
07- I've Got You Under My Skin
08- The Lady Is A Tramp
09- Witchcraft
10- All The Way
11- Come Fly With Me
12- Angel Eyes
13- Nice 'N' Easy
14- Night And Day
15- The Way You Look Tonight
16- My Kind Of Town
17- Fly Me To The Moon (In Other Words)
18- It Was A Very Good Year
19- Strangers In The Night
20- Summer Wind
21- That's Life
22- My Way
23- Theme From New York, New York
*


Thursday, 19 January 2017

Nhạc hòa tấu - Harmonica TÒNG SƠN

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

1) nht16.zip – Harmonica Tòng Sơn – CD1 & CD2 (228 MB)
https://mega.nz/#!qwowSBBL!JuMu8IiwD1zgfsuzOZWrjlQaSm5K8gvuq6eN7cGl9UE

2) nht17.zip – Harmonica Tòng Sơn ¬– CD3 & CD 4 (238 MB)
https://mega.nz/#!PhASAaKS!WxZdNyfo-pbN5zv4chXJ-VaeUJ01H_6vdLF1gU3_kP0

-------------------
Harmonica TÒNG SƠN

CD1: Những Tình Khúc Khó Quên
01 Besame Mucho
02 Hạ Trắng
03 Vùng Trời Bình Yên
04 Đêm Đông
05 Xóm Đêm
06 Đồng Xanh
07 Nhớ Mưa Sài Gòn
08 Mưa Trên Biển Vắng
09 Lệ Đá
10 Lời Buồn Thánh
11 Sài Gòn Đẹp Lắm

CD2: Dừng Bước Giang Hồ
01 Tạm Biệt Chim Én
02 Đời Gọi Em Biết Bao Lần
03 Và Con Tim Đã Vui Trở Lại
04 Sao Em Nỡ Vô Tình
05 Mặt Trời Bé Con
06 Dừng Bước Giang Hồ
07 Nhớ Mưa Sài Gòn
08 Lời Buồn Thánh
09 Tình Khúc Chiều Mưa
10 Riêng Một Góc Trời
11 Khúc Ngẫu Hứng

CD3: Vì Đó Là Em
01 Sầu Lẻ Bóng
02 Cho Vừa Lòng Em
03 Xin Thời Gian Qua Mau
04 Vì Đó Là Em
05 Mười Năm Tình Cũ
06 Thuở Ấy Có Em
07 Đôi Ngã Chia Ly
08 Thành Phố Buồn
09 Vết Thương Cuối Cùng
10 Tôi Đi Giữa Hoàng Hôn

CD4: Anh Còn Nợ Em
01 Anh Còn Nợ Em
02 Chiếc Lá Cuối Cùng
03 Cho Em Quên Tuổi Ngọc
04 Giận Hờn
05 Sang Ngang
06 Mùa Thu Chết
07 Niệm Khúc Cuối
08 Phố Buồn
09 Thuyền Viễn Xứ
10 Không Bao Giờ Quên Anh

* * *

Wednesday, 18 January 2017

Đóng góp và chia sẻ

Đóng góp và chia sẻ trong 20 năm qua.

*

Tuesday, 17 January 2017

Nhạc quốc tế - PETER, PAUL and MARY

Ban tam ca quen thuộc trong giới sinh viên, học sinh Sài Gòn trước 1975. Cho đến bây giờ, thỉnh thoảng tôi vẫn ôm đàn guitar ca hát nghêu ngao những bài hát của PP&M, nhẹ nhàng nhưng ý nghĩa.

Mary Travers đã qua đời năm 2009, chỉ còn Peter Yarrow và Paul Stookey thỉnh thoảng vẫn thấy trình diễn song ca.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nqt15.zip – Peter, Paul and Mary: The Very Best (183 MB)
=> https://mega.nz/#!6lpjVBzQ!ywpS03BTTnj0uKY7TIN_f7tmcJ9Oph2AYNfw6-Kms5E

*
The Very Best of Peter, Paul and Mary

01 Early In the Morning
02 500 Miles
03 Lemon Tree
04 If I Had a Hammer
05 Where Have All the Flowers Gone

06 Puff, the Magic Dragon
07 Cruel War (Single Version)
08 This Land Is Your Land
09 Blowin' In the Wind
10 Stewball

11 Don't Think Twice, It's Alright
12 For Lovin' Me
13 For Baby (For Bobbie)
14 The Times They Are A-Changin' (Live)
15 Early Mornin' Rain

16 Leaving On a Jet Plane
17 I Dig Rock and Roll Music
18 Too Much of Nothing
19 The Great Mandella (The Wheel of Life)
20 Day Is Done

21 El Salvador
22 Wedding Song (There Is Love)
23 Follow Me
24 Weave Me the Sunshine
25 Don't Laugh At Me

*

Dòng thời gian

Saturday, 14 January 2017

Nhạc Việt - Tình khúc DIỆU HƯƠNG (1955- )

Tôi chỉ biết đến những bài tình ca của nhạc sĩ Diệu Hương trong khoảng 5 năm gần đây. Lần đầu tiên nghe bản "Phiến đá sầu", tôi rất ấn tượng. Sau đó là các bản: Ở lại ta đi, Cõi vắng, Chỉ có một thời, Vì đó là em... Mời các bạn tải về nghe trong ngày cuối tuần.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

nviet29.zip – Tình khúc Diệu Hương 1, 2, 3 (373 MB)
=> https://mega.nz/#!SwBVHALT!bM1XT1Mq-5u6dmxKw6hXWCx4POleqTPsAjIVj10hDmg

nviet30.zip – Tình khúc Diệu Hương 4, 5, 6 (357 MB)
=> https://mega.nz/#!fgoV0DDT!OmyX3PU5rykLuxhWvitwrvPzq4FnFxiK_3Q1dedHh9Q

* * *

Tk Diệu Hương 1 - Khắc khoải (2001)
01 Nơi Ðâu Hạnh Phúc ..... Diệu Hương
02 Khắc Khoải ..... Quang Dũng
03 Như Một Lần Nhớ Tiếc ..... Ý Lan
04 Phiến Ðá Sầu ..... Tuấn Ngọc
05 Mùa Thu Nơi Ðây ..... Diệu Hương
06 Lặng Nhìn Ta Thôi ..... Quang Tuấn
07 Ðà Lạt Trong Niềm Nhớ ..... Diễm Liên
08 Tình Xưa ..... Quang Dũng
09 Ðóa Hoa Hồng Cho Cha ..... Diệu Hương
10 Tôi Muốn Hỏi Tại Sao ..... Diệu Hương
*

Tk Diệu Hương 2 - Ở lại ta đi (2003)
01 Hát cho đời hát cho người ..... Diệu Hương & Quang Dũng
02 Bên anh ngày cuối ..... Ý Lan
03 Từ giã em ..... Quang Dũng
04 Mình ơi ..... Diệu Hương
05 Ở lại ta đi ..... Quang Dũng
06 Còn trong nỗi nhớ ..... Mỹ Tâm
07 Vì đó là em ..... Tuấn Ngọc
08 Mưa còn rơi mãi vì ai ..... Thái Hiền
09 Bài tình ca của em ..... Quang Dũng
10 Còn những bâng khuâng ..... Diệu Hương
11 Ở lại ta đi (Hòa tấu)
*

Tk Diệu Hương 3 - Giòng lệ khô (2004)
01 Cõi vắng ..... Quang Dũng
02 Còn nghe tiếng gọi ..... Diệu Hương
03 Tình vọng ..... Tuấn Ngọc
04 Chơi vơi ..... Thành Hà
05 Giòng lệ khô ..... Quang Dũng
06 Chợt thấy ..... Diệu Hương & Quang Dũng
07 Một đời vẫn nhớ ..... Don Hồ
08 Mưa chiều lặng lẽ ..... Mỹ Tâm
09 Những tâm hồn khát vọng ..... Nguyên Khang
10 Chỉ có một thời ..... Quang Dũng
11 Tình xưa ..... Quang Dũng
*

Tk Diệu Hương 4 - Cho dòng sông cuốn trôi (2006)
01 Đời Không Còn Nhau ..... Tuấn Ngọc
02 Nói Với Tôi Một Lời ..... Quang Dũng
03 Vũ Trụ Của Em ..... Thanh Hà
04 Cho Dòng Sông Cuốn Trôi ..... Don Hồ
05 Đêm Buồn ..... Ngọc Ánh
06 Vẫn Còn Yêu ..... Quang Dũng
07 Hỏi Tình ..... Hồ Hoàng Yến
08 Như Biển Đêm Nay ..... Anh Tuấn
09 Chút Nắng Hoàng Hôn ..... Diệu Hương
10 Dù Có Như Thế Nào ..... Quang Dũng
11 Xin Mãi Còn Bên Mẹ ..... Diệu Hương
12 Lời Kết
*

Tk Diệu Hương 5 - Hư ảo (2007)
01 Cho Một Lần Quên ..... Quang Dũng
02 Vì Đó Là Em ..... Diệu Hương
03 Hư Ảo ..... Trọng Bắc
04 Nỗi Buồn Còn Lại ..... Anh Tuấn
05 Tình Mãi Theo Ta ..... Ý Lan
06 Cõi Đời Vui ..... Đon Hồ
07 Cho Em Hỏi ..... Diễm Liên
08 Một Nửa Tâm Hồn ..... Nguyên Khang
09 Ngày Đó Không Bao Giờ Đến
10 Hạt Mưa Buồn ..... Trọng Bắc
*

Tk Diệu Hương 6 - Để mặc tôi yêu em (2011)
01 Để Mặc Tôi Yêu Em ..... Quang Dũng
02 Tại Sao Là Không? ..... Mỹ Tâm
03 Nước Mắt Người Cô Đơn ..... Don Hồ
04 Nhớ Người ..... Thanh Hà
05 Ám Ảnh ..... Trọng Bắc
06 Về Lại Cõi Sầu ..... Diệu Hương
07 Bất Chợt Ta Yêu Em ..... Quang Dũng
08 Tình Trai Xứ Quảng ..... Loan Châu
09 Vùng Nắng Cho Em ..... Anh Tuấn
10 Xin Đừng Quay Lại ..... Trọng Bắc

*

Thursday, 12 January 2017

Bận rộn của tuổi già

Sáng nay tôi có dịp nói chuyện với một chị bạn học ngày xưa sau gần 50 năm không liên lạc. Cũng như những cuộc tiếp xúc với các bạn học cũ, một trong những câu thường hỏi là bây giờ nghỉ hưu rồi thì tôi làm gì. Chẳng lẽ lại trả lời chỉ biết “làm biếng” và “làm thinh” như những lần trước (mời đọc thêm bài viết “Đôi lời tự thuật” tại trang blog http://budsas.blogspot.com.au/2013/11/oi-loi-tu-thuat-cua-mot-ke-rua-tay-gac.html ), tôi kể cho chị ấy nghe sơ lược về sinh hoạt hằng ngày của mình và xin chia sẻ ở đây.

Mỗi ngày tôi tụng kinh và hành thiền hai thời, sáng và tối. Rồi đi tưới cây, quét sân, cắt tỉa cành lá. Làm việc nhẹ nhàng thong thả. Nếu có hứng, ngắm nghía, lấy máy ảnh chụp vài tấm hình cây cảnh chung quanh nhà, cắt gọt, rồi chia sẻ đến bạn bè bốn phương qua Facebook. Sau đó là lướt web, xem thông tin thời sự đó đây. Nhờ thế mà tôi biết nhiều về tình trạng kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội tại những nơi mình quan tâm (Úc, Thái Lan, Việt Nam, Hoa Kỳ, v.v.), ghi nhận qua nhiều góc cạnh khác nhau, từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, để có cái nhìn thực tế, khách quan và cân bằng. Nhưng rồi thôi, không quan tâm theo đuổi bình luận. Có khi cao hứng, lần mò vào các trang web âm nhạc, đọc thêm các chia sẻ thông tin và tải về những albums mình thích. Nhờ vậy mà bây giờ có được một kho nhạc đủ loại, khá phong phú.

Sau đó, tôi lái xe đến hồ bơi công cộng gần nhà, bơi lội trong nước như là một hình thức tập thể dục, giúp mạnh khỏe, ăn ngon, ngủ yên. Đây là nơi tôi gặp nhiều người Úc, đủ mọi thành phần trong xã hội, mọi nguồn gốc sắc tộc, mọi lứa tuổi. Cũng là một cơ hội để mình nhìn thấy thực tế rõ ràng về tấm thân tứ đại của con người, không che đậy bởi các loại y phục trang sức màu mè kiểu cọ. Tất cả đều là những bộ xương biết đi hay những túi da biết cử động. Thế thôi.

Trên đường về, có khi tôi ghé vào khu thương mại gần đó để mua sắm vài thứ lặt vặt, cần thiết. Đôi khi ngồi ở một quán càfê tại đó, vừa nhâm nhi, vừa ngắm nhìn người qua kẻ lại. Đây là khu gia cư của giới bình dân, tập trung nhiều sắc tộc sang định cư ở Tây Úc. Vì thế, hàng hóa và thức ăn rất quốc tế, rất đa dạng.

Những khi trời mát, không nắng gay gắt, tôi thường rảo bộ sau bữa ăn trưa, đi loanh quanh trong vùng, qua các công viên nhỏ, mang theo máy ảnh bỏ túi, chụp vài tấm hình phong cảnh cho vui. Tôi không phải là nhiếp ảnh gia nhà nghề nhưng thích chụp hình, giúp mình chú ý và thưởng thức được những góc cạnh của cảnh quang trong đời sống.

Về nhà, tôi tìm đọc kinh sách Phật giáo, tiếng Anh và tiếng Việt. Nếu có hứng, tôi dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt những bài tham luận ngắn của vị cao tăng học giả nào đó mà mình thấy hợp duyên. Làm lai rai thong thả, tùy duyên, tùy hứng, không ấn định một mốc thời gian nào. Vừa dịch vừa học thêm, giúp mình có nhiều hiểu biết thông thoáng hơn, tránh được các thái độ vội vã hời hợt một chiều, biên kiến, giáo điều, cực đoan, cuồng tín. Rồi lại lướt web, tìm đọc các thông tin về Phật giáo, nhất là tại các diễn đàn hay các trang web, trang blog Phật giáo mà mình đã chọn trước. Tôi thường đọc các trang tiếng Anh vì cảm thấy thảo luận, trao đổi ở đó có chiều sâu, khách quan, và có tinh thần xây dựng, tương kính hơn. Đây chỉ là một nhận xét dựa theo kinh nghiệm của riêng cá nhân tôi, có thể không hẵn hoàn toàn đúng.

Khi có vài ý tưởng nào đó về Phật pháp, hoặc vài mẫu chuyện trên đời có liên quan đến sự tu tập trong phạm vi của một phàm nhân cư sĩ, tôi thường ghi xuống, tìm vài tấm hình minh họa rồi gửi vào chia sẻ trong trang Facebook cá nhân. Tôi không thích kết bạn nhiều, giới hạn số bạn là 300, không còn ham thích tham gia vào các thảo luận, tranh cãi hơn thua, đúng sai. Nếu thấy cần thiết, chỉ đóng góp vài dòng rồi thôi, không tiếp tục. Đóng góp, chia sẻ cho vui, hoàn toàn không có ý định chỉ dạy, thuyết phục hay hướng dẫn người khác. Đó cũng là nguyên tắc tôi áp dụng khi trình bày một chủ đề Phật pháp nào đó mỗi tuần trên mạng truyền thông Paltalk.

Cuối tuần tôi đến phụ giúp làm vài việc lặt vặt tại chùa Dhammāloka gần nhà, đa phần là tại thư viện. Mỗi năm hai lần tôi phụ trách một khóa hướng dẫn hành thiền cho những người mới bắt đầu, trong bốn buổi tập vào chiều Thứ Bảy. Đôi khi ban Trị sự có những việc cấp bách nhưng thiếu nhân sự, các anh chị ấy gọi tôi đến phụ giúp vì nhà ở gần chùa, chỉ đi bộ khoảng 10 phút.

Trong mùa an cư 3 tháng của chư Tăng Ni, mỗi tuần vợ chồng tôi nấu thức ăn mang đến cúng dường Tu viện Bodhinyana và Ni viện Dhammasara, lái xe mất khoảng 1 giờ để đến hai nơi ấy. Trong các khóa thiền 10 ngày tổ chức tại Thiền trang Jhana Grove, gia đình chúng tôi tình nguyện nấu các món ăn trong ngày đầu tiên cúng dường chư Tăng Ni và thiền sinh tại đó. Thỉnh thoảng, khi Thiền trang Jhana Grove không có khóa thiền, tôi đến xin ở tịnh tu vài ngày, sống trong khung cảnh núi rừng vắng vẻ, làm bạn với loài két rừng và các cô chú kăng-ga-ru.

Hằng năm tôi đều có những chuyến du hành sang miền đông nước Úc, hay đi viếng các nước Phật giáo trong vùng Đông Nam Á và ghé vào viếng Việt Nam. Bây giờ tôi không còn hứng thú đi du lịch tham quan danh lam thắng cảnh hay những thành phố nổi tiếng ở các quốc gia khác. Chỉ thích đi viếng những nơi nào có liên quan đến lịch sử Phật giáo, nhất là trong truyền thống Theravada.

Hôm nay đi bơi, tình cờ gặp một anh bạn gốc Sri Lanka đã từng làm việc với tôi trong một dự án về quản lý nguồn nước. Chuyện trò thăm hỏi thông tin về bạn bè ở nhiệm sở cũ, rồi anh ấy hỏi tôi có thấy nhớ các công việc xưa không. Tôi trả lời là hầu như tôi đã quên hết. Ngày cuối cùng trước khi chia tay tại cơ quan đó, tôi nói với các bạn đồng nghiệp là một khi bước ra khỏi cửa nơi nầy, tôi sẽ không bao giờ quay trở lại. Xem như đã xong giai đoạn chén cơm manh áo trong cuộc đời, và tiến sang một giai đoạn khác. Dòng thời gian chỉ trôi chảy theo một hướng, không thể quay ngược trở lại.

Bình Anson
Perth, 11/01/2017

Cập nhật (24/03/2021):
Theo lời khuyên của bác sĩ, bây giờ vợ chồng tôi có thêm một chuyến đi bộ mỗi ngày, đi thong thả khoảng 20-30 phút chung quanh khu vực, bắt đầu là theo lộ trình chư Tăng Ni đi bát mỗi sáng Thứ Bảy, rồi uyển chuyển thay đổi, thêm bớt. Tổng cộng lộ trình khoảng 1 mile (1.600 - 1.800 mét), tương đương với một vòng ven Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, hay một vòng trên 4 con đường lớn chung quanh Dinh Độc Lập (Hội Trường Thống Nhất), Sài Gòn. Xem bản đồ bên dưới.

*

Bản đồ đi bộ mỗi ngày, khoảng 1.600-1.800 mét.



Tuesday, 10 January 2017

Nhạc Pháp - FRANÇOISE HARDY (1944- )

Tặng cho những ai thích nghe nhạc Pháp, nhất là những ai đã từng là học sinh, sinh viên ở Sài Gòn trước 1975 để nhớ lại một thời xa xưa...

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

nqt13.zip – Françoise Hardy, Le Double Disque d’Or (143 MB)
https://mega.nz/#!30JGgLza!n-Ra0obvJK3kTubGWU8WBTZvMyjshstjS9lpgKKb1Ak

Françoise Hardy, Le Double Disque d’Or (1977)
01. Tous Les Garcons Et Les Filles
02. Le Temps De L'amour
03. Mon Amie La Rose
04. Le Premier Bonheur Du Jour
05. La Mer, Les Étoiles Et Le Vent
06. Fleur De Lune (Song Of Winter)
07. Ma Jeunesse Fout L'camp
08. Il Est Des Choses
09. Des Ronds Dans L'eau
10. Voila
11. Je Serai La Pour Toi
12. Au Fil Des Nuits Et Des Journées
13. Soleil (Sunshine)
14. La Question
15. Doigts
16. Mer
17. Prisons
18. Et Si Je M'en Vais Avant Toi
19. L'éclairage
20. Un Petit Sourire, Un Petit Mot
21. T'es Pas Poli (Featuring – Patrick Dewaere)
22. Il Voyage
23. Comment Te Dire Adieu (It Hurts To Say Goodbye)
24. Reve

* * *
  

Saturday, 7 January 2017

Nhạc hòa tấu - Guitar KIM TUẤN

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

* nht15.zip – Guitar Kim Tuấn (2 CDs), 240 MB
https://mega.nz/#!CpBD2aQD!jxfhgIqJ0XBlLUy6NM5B7_qjLui-bQLSfu_ALB-W1C4

CD1: Kim Tuấn Guitar - Hòa tấu Guitar Trữ tình (2006)
01. Dấu Chân Địa Đàng
02. Lá Đổ Muôn Chiều
03. Phôi Pha
04. Bài Thánh Ca Buồn
05. Ai Đưa Em Về
06. Mộng Dưới Hoa
07. Tiếng Còi Trong Sương Đêm
08. Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ
09. Dòng Sông Lơ Đãng
10. Lệ Đá

CD2: Kim Tuấn Guitar - Gọi tên bốn mùa, Tk Trịnh Công Sơn (2010)
01. Gọi Tên Bốn Mùa
02. Biển Nhớ
03. Nắng Thủy Tinh
04. Còn Tuổi Nào Cho Em
05. Như Cánh Vạc Bay
06. Một Cõi Đi Về
07. Hạ Trắng
08. Diễm Xưa
09. Cát Bụi
10. Mưa Hồng

*

Friday, 6 January 2017

Hình tướng Đức Phật

Về hình tướng của Đức Phật: Gs Schumann trong quyển “The Historical Buddha” (Đức Phật lịch sử) và Gs Warder trong quyển “Indian Buddhism” (Đạo Phật Ấn Độ) có đưa ra hai chi tiết để cho thấy dung mạo bề ngoài của Ngài không có nhiều khác biệt so với các vị sa-môn khác.

1) Trong kinh Sa-môn quả (Sāmaññaphala Sutta, DN 2), khi vua A-xà-thế lần đầu tiên đến thăm Đức Phật tại vườn xoài của y sĩ Jivaka ở thành Vương Xá, nhà vua thấy một nhóm các vị tỳ-khưu đang ngồi yên lặng và không nhận ra được Đức Phật. Y sĩ Jivaka chỉ cho vua thấy Đức Phật đang ngồi dựa cột ở chính giữa, mặt hướng phía Nam, ngồi trước mặt các vị sa-môn.

2) Trong tiểu kinh Rừng Sừng bò (Cūḷagosinga Sutta, MN 31), Đức Phật đến thăm ba vị trưởng lão Anuruddha, Nandiya, Kimbila đang trú tại vườn Gosinga có nhiều cây sala, người giữ vườn ngăn lại, không cho Ngài vào vì không nhận ra Ngài. Trưởng lão Anuruddha nghe được bèn đi đến và bảo người ấy: –“Này người giữ vườn, chớ có ngăn chận Thế Tôn. Thế Tôn, bậc Ðạo Sư của chúng tôi đã đến.”

----------
GHI THÊM: Ông David Snyder, chủ nhân trang web Dhammawiki (http://www.dhammawiki.com/index.php?title=32_signs_of_a_great_man) có đề cập đến bài kinh Phân tích Giới (Dhātuvibhanga Sutta, MN 140), khi Đức Phật còn ở thành Vương Xá, một đêm nọ Ngài đến tạm trú tại nhà người thợ đồ gốm Bhaggava và gặp sa-môn trẻ Pukkusāti. Vị sa-môn nầy tự ý xuất gia mà chưa hề thấy Đức Phật. Đức Phật và sa-môn Pukkusāti cùng ngồi thiền suốt đêm mà vị sa-môn trẻ vẫn không nhận ra Ngài. Đến khi gần sáng, thấy nhân duyên đã chín muồi, Ngài giảng cho sa-môn ấy nghe về sáu giới, sáu xúc xứ, mười tám ý hành, bốn thắng xứ, cách thức an trú tâm để phát sinh tuệ giác. Sau khi nghe xong, sa-môn trẻ Pukkusāti rất hoan hỷ và đoán được người giảng pháp ấy chính là Đức Phật. Điều nầy chứng tỏ dung mạo, ngoại hình của Ngài không có gì khác thường.


*

Thursday, 5 January 2017

Nhạc quốc tế - Blowing in the wind

Khi tôi mới bắt đầu học tiếng Anh, cô giáo khuyên nên cố gắng học đọc các bản tin ngắn trên báo chí để giúp tăng cường vốn liếng từ vựng và tập hát những bài hát tiếng Anh để giúp cho mình phát âm dễ dàng, trơn tru. Đó là lời khuyên quý giá mà tôi vẫn còn nhớ và áp dụng cho đến bây giờ.

Khi sang Thái Lan học chương trình Master, tôi thường ca hát nghêu ngao với các bạn học quốc tế, và một trong những bài hát tôi thích cho đến nay là bài "Blowing In The Wind" (Thổi theo gió bay) của Bob Dylan, sáng tác trong thập niên 1960.

Mời các bạn tải về nghe, cùng một bài hát do nhiều ca sĩ trình bày, mỗi người một vẻ. Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nqt14.zip – Blowing in the Wind, Collection (93 MB)
https://mega.nz/#!i8Q31CgB!PUwRyvWF-BCWh1tEZ_Nt8ug5Kj0aLlBUvh_VbLoHTWg

Ca sĩ trình bày Blowing in the Wind:

01. Bob Dylan
02. Chet Atkins
03. Damian Luca
04. David Roth
05. Dionne Warwick
06. Felicia Wong
07. Guitar Seranade (hòa tấu)
08. Joan Baez
09. Lorie Line
10. Marlene Dietrich
11. Peter, Paul & Mary
12. The Brothers Four

* * *
BLOWING IN THE WIND 
Bob Dylan (1962, Rumba Bolero)

How many roads must a man walk down, before you call him a man?
How many seas must a white dove sail, before she sleeps in the sand?
How many times must the can-nonballs fly, before they're for-ever banned?
... The answer my friend, is blowing in the wind.
... The answer is blowing in the wind.


How many years must a mountain exist, before it’s washed to the sea?
How many years can some peo-ple exist, before they're allowed to be free?
How many times can a man turn his head, and pretend he just doesn't see?
... The answer my friend, is blowing in the wind.
... The answer is blowing in the wind.


How many times must a man look up, before he can see the sky?
How many ears must one man have, before he can hear people cry?
How many deaths will it take till he knows, that too many people have died?
... The answer my friend, is blowing in the wind.
... The answer is blowing in the wind. (x3)


--------------------------
CUỐN THEO GIÓ BAY
Lời Việt : Nguyễn Đăng Hưng (2008)

Bao nhiêu đôi mắt mãi chờ mong đã mõi mòn
Mà sao chưa thấy được trời xanh?
Còn phải nghe bao tiếng khóc, bao sầu đau để bom đạn,
Từ nay im đi tiếng thét gào
Và phải bao nhiêu tang tóc, bao vành khăn sô để tiếng cười,
Từ nay ấm mãi trên bờ môi
... Bạn ơi câu trả lời, chìm trong cơn gió vô tình
... Bạn ơi câu trả lời, chìm trong lặng câm


Bao nhiêu mưa nắng, bao thời gian đã mõi mòn
Mà sao chưa thấy, được trời cao?
Còn phải qua bao cay đắng, bao niềm đau để tiếng cười,
một hôm mới thoáng nở trên môi người
Và phải bao nhiêu mất mác, bao sầu thương để mẹ già,
giờ đây nước mắt phải cạn khô.
... Bạn ơi câu trả lời, bạn hỡi câu trả lời,
... Sẽ cuốn theo gió bay, lên trời xanh


Bao nhiêu thung lũng, phải vượt qua từ ngọn nguồn,
để ngày kia sông đỗ ra đại dương?
Bao nhiêu thiên niên kỷ, cơ đồ kia mới hình thành,
Để tự do mới thấy được trên đời?
Và phải bao nhiêu phen nữa, quay nhìn xem rõ phận người,
Mà nào đâu thấy hết, chưa hề nghe.
... Bạn ơi câu trả lời, bạn hỡi câu trả lời,
... Sẽ cuốn theo gió bay, lên trời xanh (x3)


* * *

Wednesday, 4 January 2017

Maps of Ancient Buddhist Asia

Maps of Ancient Buddhist Asia
(Các bản đồ Phật giáo Á châu thời xưa)
Bhikkhu Anandajoti

Xin giới thiệu trang web của Bhikkhu Anandajoti:
http://www.ancient-buddhist-texts.net/Maps/MP-index.htm

Tải về bản PDF:
1) http://www.ancient-buddhist-texts.net/Maps/Maps-of-Buddhist-Asia.pdf 

2) http://budsas.net/sach/en135.zip

*

Tuesday, 3 January 2017

Bản đồ Ấn Độ thời vua Milinda

Source: Bhikkhu Pesala, UK - http://www.aimwell.org/india.html

THE SIXTEEN NATIONS
These sixteen nations at the time of the Buddha are named in the Visākhā Sutta of the Uposatha Vagga, in the Book of the Eights.

1. Visākhā was born in the city of Bhaddiya, in the country of Anga, which seems to have been part of the Magadha kingdom.
2. Magadha was the kingdom of Bimbisāra and his son, Ajātasattu.
3. Bārānasi was the capital city of Kāsī, a region famous for its silk.
4. Kosala was ruled by Pasenadi from his capital Sāvatthī. The Buddha spent many Rains Retreats in the Jeta grove near Sāvatthī donated by Anāthapindika.
5. The Vajjī kingdom had its capital at Vesālī. The Buddha spent his final Rains Retreat at Beluva near Vesālī.
6. The Mallas had their capital city at Kusināra, where the Buddha passed away.
7. Cetī lay to the south-west of Kāsī
8. Vanga was the Ganges delta region
9. The Kurū kingdom was the region north-east of of Delhi. It was here that the Buddha taught the famous Satipatthāna and Kālāma suttas.
10. Pañcāla was west of Kāsī.
11. Maccha was to the west of Cetī.
12. Sūrasena was to the west of what is now Delhi
13. Assaka was the region where the Ajanta caves are now found
14. Avantī was south-west of Cetī
15. Gandhāra was famed for its university of Takkasila (Taxila). The name Takkasila means stone-cutting, and this region became famous for its high quality stone Buddha images.
16. Kamboja was beyond the Hindu Kush mountins in what is now Afghanistan. Kamboja was famous for its fine horses.

THE TEN STŪPAS
1. King Ajātasattu of Magadha erected a stūpa over the Buddha’s relics at Rājagaha.
2. The Licchavīs of Vesālī erected a stūpa at Vesālī
3. The Sakyas of Kapilavatthu erected a stūpa at Kapilavatthu,
4. The Bulis of Allakappa erected a stūpa at Allakappa,
5. The Koliyās of Rāmagāma erected a stūpa at Rāmagāma
6. The Vetthadīpa brahmin erected a stūpa at Vetthadīpa.
7. The Mallas of Pāvā erected a stūpa at Pāvā
8. The Mallas of Kusināra erected a stūpa at Kusināra
9. The brahmin Dona who divided the relics fairly into eight portions erected a stūpa over the urn that was used to preserve the relics.
10. The Moriyās of Pippalivana erected a stūpa over the ashes of the funeral pyre at Pippalivana,

So it came about that there were eight stūpas for the relics, a ninth for the urn, and a tenth for the ashes.

*

Buddhist Questions - Bhikkhu Pesala

Buddhist Questions
Bhikkhu Pesala
Redbridge Buddhist Cultural Centre, UK

1.How did the religion begin?
Buddhism began about 2,600 years ago when an Indian prince saw four signs that made him think deeply about the meaning and purpose of life. He saw an old man, a sick man, a dead man, and a monk. When he saw an old man he thought, “Although I am young now, definitely I will become old one day, so I am no different to that old man.” When he saw a sick man he thought, “Although I am healthy now, one day I will get sick.” When he saw a dead man he thought, “One day I will die. This is certain.” When he saw a monk he thought, “This man is not just enjoying life like most people, but is trying to find out the meaning and purpose of life. I should also become a monk and find out why everyone has to get old, get sick, and die. So the young prince left his wife and new-born son to become a monk.

2.How many times a day would you meditate and for what reasons? 
I would meditate whenever there was nothing else that needed to be done. Even while doing things that had to be done, I would try to do them mindfully. Doing things mindfully is a kind of meditation.

3.Do you have a free lifestyle?
What is freedom? Does it mean that you can do whatever you want and have whatever you want? Or does it mean that you enjoy whatever you do, and like whatever you have?

A monk has to follow 227 rules. Every aspect of his life is regulated by rules laid down by the Buddha. However, because the Buddha fully understood about happiness and suffering, these rules are designed to help us find happiness and to avoid suffering. The better one follows the Buddha's rules, the freer and happier one will be.

4.How long have you been a monk?
I became a monk in June 1979, nearly 24 years ago, when I was 26 years old.

5.What is the definition of enlightenment?
I would say that enlightenment is being free from mental defilements like greed, anger, and foolishness. An enlightened person never does anything that causes suffering to others, nor to himself or herself, because he or she has no greed, no anger, and no foolishness. In brief, an enlightened person is always wise, kind, patient, and happy.

6.How do you get to Nirvana?
Nirvana is not a place or a realm of existence like heaven, but one can “get it” even in this very life if one meditates very seriously. You can also get a “mini nibbana” every time you give up wanting something that you don't really need. Say, for example, you want a computer game or a new bicycle, but your mum says, “It's too expensive.” If you still want it, but you cannot get it, then you suffer, don't you? However, if you think wisely, you will realise that it is not so important after all. After a while you won't even think about getting it. You will be free from suffering as soon as you give up wanting it, wont you?

7.How long do you meditate for at one time?
We can meditate for as little as one minute, or even less. Whenever we realise that we are getting angry or selfish or silly, we can stop right there and look at our silly mind. When we look at the mind, like looking at our face in the mirror, then we can see if it is dirty or not. If it is dirty, we should clean it, shouldn't we?

8.Why do you shave your head?
Shaving the head is one way for people to know that we are a monk. It is a kind of symbolism.

9.Why do you wear robes? 
The robes are also an easy way for people to recognise us. They are designed to be very simple to make, to a standard design. Even after 2,600 years there hasn't been any change to the fashion of Buddhist monks' robes.

10.Can you marry whoever you want?
Buddhist monks do not marry at all, but other Buddhists can marry non-Buddhists if they wish. When getting married it is important to choose someone with similar aims to oneself. Married life can be difficult enough anyway. If both husband and wife are Buddhists it might be a bit easier.

11.Why don’t you live in houses?
When the Buddha first started teaching, he lived in the forest, and the first monks had no dwellings at all, apart from caves or under trees. Later, good people offered to build huts for monks to live in to shelter from bad weather. So the Buddha allowed monks to have different kinds of dwellings. Even big monasteries were allowed, but the general idea is that a monk should be content just to have shelter from the weather, and should not want a grand mansion. When building dwellings, also, a monk should take care that no destruction of living beings is involved.

12.Is Buddhism a religion?
It depends what you mean by religion. To me, religion means a collection of beliefs and teachings that are meant to help people live a good life and find contentment. However, to many people, religion means that you must worship God, or something else. The earliest forms of religions involved worshipping the sun, trees, mountains (like Ayers Rock), and other natural things. On his deathbed, the Buddha told his disciples that to worship or honour him, the best way was to practise his teaching very diligently. So a Buddhist who really respects and loves the Buddha, must meditate as much as possible and try to put an end to all greed, anger, and foolishness. Then he or she will become enlightened, like the Buddha. That is how a Buddhist worships the Buddha.

13.Does it take a lot of dedication to become a monk?
Try it and see. I suppose it does, but then I have never found anything else that I wanted to do more than to practise meditation and learn about the Buddha's teaching so that I can help others and help myself in the process.

14.Is it hard only eating at certain times of the day?
Not at all — as long as people remember that we can only eat after dawn and before midday. When they don't come in time for us to finish our meal; that can be difficult. Eating only once is much easier than eating several times. Life is so much simpler. It is one of the easiest things to get used to.

15.Are you happy being a Buddhist?
Real happiness is very hard find. If you watch your mind carefully, how often are you really happy? How much more often are you grumpy, sad, or disappointed? Even when you are very happy, how long does it last? Happiness wouldn't mean anything unless there was such a thing as sadness. What do you think? If a multi-millionaire was sleeping soundly, and his servant woke him up saying, “Come on, lets have a party!” would he be happy? I don't imagine so. He would probably be very angry and tell the servant to get another job. Although the millionaire was not enjoying any kind of music or good food, he was much happier when fast asleep. For unenlightened people, being sound asleep is the nearest they get to real happiness.

16.Can you eat meat?
Yes. Monks (and other Buddhists) can eat meat, as long as they have no reason to believe that an animal has been killed deliberately to provide meat for their meal. Many Buddhists are vegetarians, especially in Taiwan and India, but in Burma, Thailand, and Sri Lanka, most Buddhists eat some meat, fish, or at least eggs. It is good to be a vegetarian, but it is better to be free from attachment.

17.Do you feel free?
Sometimes, but not always. The more one meditates, the more one learns to control the mind, and not to be under the mind's control. When we are under the mind's control we are not free at all, but when we can control the mind we are free.

18.How do Buddhists believe the world was created?
Everything in the world happens because of a reason. There are four causes for any result: food, climate, mind, and kamma. If someone gets sick, for example, it might be because they ate the wrong kind of food, or because the weather was too hot or too cold. When people get angry too much, or worry too much, or just think too much, then they also get sick. Another reason is some action done in the past.

19.Are Buddhists punished if they do something wrong?
Punished is not a very good word to use. If you pick up a hot saucepan carelessly and burn your hand, is the saucepan punishing you? Of course not. It is a natural cause and a natural result. When someone steals from others, the natural result is that someone else steals from them. That result may not come at once, or might come only in another life, when they cannot remember what they did before. That is why people nearly always blame others when bad things happen to them. If they could remember exactly what they did before, they would realise that it had to happen because of a reason.

20.If so, how?
The law of kamma works like a pendulum. The harder you push it, the harder it swings back at you.

21.How do you regard other religions?
Many of the problems in the world seem to be caused by religious beliefs, but when you examine things carefully you will realise that there are only two causes for suffering: desire (or attachment) and ignorance (not understanding).

A certain foolish boy, who had never seen how wood was made from trees, went to buy some wood for his father. On the way, he spent the money on sweets. When he got to the shop he asked the shopkeeper to give him some wood. When he said he had no money, the shopkeeper told him to go and get some wood from the forest. He went there, and searched all day for some wood, but couldn't find any. When he went home, he told his father that the shopkeeper had lied. There wasn't any wood  anywhere in the forest, and he had wasted his whole day for nothing. People who fight about religion are like that foolish boy. They just don't know how to get what they need.

22.Is the world in balance at the moment?
It is round, so I suppose it must be. The Chinese have a theory about keeping Yin and Yang in balance to maintain harmony and good health. The world is only a reflection of your own mind. Sort of like WYSIWYG. If your mind is in balance then the world is as it is. If your mind is in conflict then the world is out of balance. Therefore, try to meditate seriously and get your mind in balance. Then there won't be any suffering at all.

23.Do you believe humans can and will cause life on the planet to end? 
According to Buddhism, all things come to an end when the causes that sustain them come to an end. The world is no exception. Modern astronomy can detect stars — just like our sun — being born or created, and others that are reaching the end of their life. It is a natural process. What human beings should think about is just how to put an end to the causes of suffering within them: which means craving and ignorance. The world, the universe, and everything will take care of itself.

24.Are men and women seen as equals within Buddhism?
If you can tell me how to measure someone, I will tell you whether they are equal to someone else or not. What kind of tape measure would you use? Physical strength? Patience? Intelligence? Beauty? Kindness? Every human being has a certain potential. Most people never fulfil their full potential. The Buddha had great potential, and also fulfilled it to the utmost. Whether we are a man or a woman, we should try to fulfil our potential.

25. Can you be a Muslim/Jew/Christian etc and live life in a Buddhist way?
Whatever your religion, you can try to gain wisdom. If you can gain wisdom then you will be able to “Separate the wood from the trees.” The family, culture, and religion that you are born into is not a completely random accident. There are reasons for that too. Nobody is born wise, though some might be born into a Buddhist family. Even the Buddha wasn't born a Buddhist. His parents were not Buddhists and didn't know how to meditate or realise nirvana until the Buddha taught them about forty years later. When he was born, the future Buddha already had great intelligence, courage, compassion, patience, honesty, and wisdom. He used these virtues, and meditated hard for six years to become Buddha. If we don't have these virtues then we cannot live life in a Buddhist way, even if our parents, grandparents, and everyone else in our family is a “Buddhist.”

Being a true Buddhist means to be intelligent, honest, patient, courageous, kind, and wise. Then labels will no longer have the same importance.

Bhikkhu Pesala
Redbridge Buddhist Cultural Centre
Ilford, UK
29th November 2002

*

Nhạc Việt - Ca khúc PHẠM ĐÌNH CHƯƠNG (1929-1991)

Đây là một album sưu tập một số ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Phạm Đình Chương (Hoài Bắc). Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

* nviet27.zip (263 MB) – Ca khúc Phạm Đình Chương
https://mega.nz/#!usYxDDyQ!AJicHkQx3HaU9u6CTAJlzWD-xwhBCLNe9nslbyVZLpI

Ca khúc Phạm Đình Chương, Selection (2015)
Tracks list:
01- Hội Trùng Dương ..... Thiên Hương & Như Quỳnh
02- Sáng Rừng (pre-75) ..... Ban Thăng Long
03- Ngựa Phi Đường Xa ..... Cao Minh
04- Ly Rượu Mừng ..... Hợp Ca PBN
05- Tiếng Dân Chài ..... BanThăng Long
06- Thưở Ban Đầu ..... Duy Trác
07- Mộng Dưới Hoa ..... Julie
08- Đôi Mắt Người Sơn Tây ..... Hồng Vân & Duy Trác
09- Xóm Đêm ..... Quỳnh Hoa
10- Đêm Cuối Cùng ..... Tuấn Ngọc
11- Đợi Chờ ..... Tuấn Ngọc
12- Anh Đi Chiến Dịch ..... Hoàng Oanh
13- Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội ..... Huyền Châu
14- Mắt Buồn ..... Vũ Khanh
15- Màu Kỷ Niệm ..... Elvis Phương
16- Khi Cuộc Tình Đã Chết ..... Vũ Khanh
17- Người Đi Qua Đời Tôi ..... Ngọc Hạ
18- Dạ Tâm Khúc ..... Vũ Khanh
19- Nửa Hồn Thương Đau ..... Lệ Quyên
20- Đêm Màu Hồng ..... Vũ Khanh
21- Đêm Nhớ Trăng Sài Gòn ..... Vũ Khanh

*

Monday, 2 January 2017

Tôi tập nói “KHÔNG” - Không chạy đua với Thời Gian

Tôi bắt đầu đi học từ lúc 5 tuổi và nghỉ hưu lúc 60. Suốt 55 năm phải chạy đua với thời gian, lo lắng, căng thẳng, bận bịu gấp rút với mọi công việc, từ việc làm bài, thi cử, làm thí nghiệm, viết luận án, rồi đi làm việc, soạn thảo và thực hiện dự án, báo cáo, hội nghị, rồi chuyện gia đình con cái, họ hàng, xây dựng nhà cửa, v.v.

Bây giờ là lúc nghỉ ngơi, dừng lại, và buông bỏ. Người ta thích bàn luận về chữ KHÔNG trong Đạo Phật. Còn tôi bây giờ đang tập nói KHÔNG trong mọi sinh hoạt. Cố gắng từ chối mọi lời mời rũ tham gia đóng góp trong các nhóm, các tổ chức, lễ nghi hội hè, những chuyện viết dịch duyệt các tài liệu sách báo, các sinh hoạt trong gia đình họ hàng bạn bè, chùa chiền, làm trang web Phật giáo, những thắc mắc thảo luận về Phật Pháp trong các diễn đàn Phật giáo, v.v. Không phải dễ dàng, vì thói quen thích bận rộn, thích dây dưa dính dáng vào đủ chuyện!

Phải biết dừng và buông bỏ, để dành thì giờ và năng lực cho chuyện của mình. Quỹ thời gian không còn nhiều nữa. Bỗng nhiên tôi nhớ câu: “Có mợ thì chợ cũng đông. Không mợ thì chợ cũng không vắng người”. Vâng, cuộc đời giống như cái chợ. Có mình hay không có mình, chợ vẫn đông kẻ bán người mua.

Có người thích đi chợ huyên náo cho vui, còn tôi dại khờ, thích tìm nơi vắng vẻ, noi gương cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm.


* Ghi thêm:
Bây giờ có thêm một câu tiếng Anh nữa để suy ngẫm: "No one is indispensable - Không ai là người không thể thay thế". Không ai là người thật sự cần thiết, thật sự quan trọng. Nhiều khi mình thích dính dáng vào mọi chuyện trên đời vì mình "tưởng" rằng mình là người quan trọng, không có không được!

*

Nhạc quốc tế - Bốn nữ ca sĩ Á châu: Agnes Chan, Wee Gee, Susan Wong, Yao Si Ting

Đầu năm mới, mời tải về nghe bốn nữ ca sĩ Á châu hát các bản nhạc tiếng Anh:

* nqt12.zip – Agnes Chan, Wee Gee, Susan Wong, Yao Si Ting (538 MB)
https://mega.nz/#!b95XHaxZ!48BS1KtRVkfcsEnn-4OZgDry0tSlvZmiZrBbxGJwkHc

1) Agnes Chan hay Agnes Meiling Kaneko Chan (陳美齡 Trần Mỹ Linh) sinh năm 1955 tại Hongkong, bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 1972. Hiện nay có gia đình và sinh sống tại Nhật Bản.

2) Wee Gee, nữ ca sĩ người Philippines, bắt đầu sự nghiệp ca hát tại Bangkok, Thái Lan, vào đầu thập niên 1970.

3) Susan Wong (黃翠珊 Hoàng Thúy San) sinh năm 1979 tại Hongkong và đã từng du học tại Úc ngành kế toán. Cô bắt đầu sự nghiệp ca hát và ra mắt album đầu tiên “Close to you” năm 2002.

4) Yao Si Ting (姚斯婷 Diêu Tư Đình) sinh năm 1983 tại Quảng Châu.

*
Agnes Chan (Trần Mỹ Linh, 陳美齡) - Agnes's Greatest Hits (2010)
Track list:
01 Nobody's Child
02 You Are 21, I Am 16
03 Top of the World
04 Will The Circle Be Unbroken
05 Let Me Be There
06 The Twelfth of Never
07 Daddy's Home
08 Without You
09 Devoted To You
10 Me And You And A Dog Named Boo
11 Tie A Yellow Ribbon Around The Old Oak Tree
12 It Never Rains In Southern California
13 Day Id Done
14 Original I (A New Beginning)
15 Whatever Will Be, Will Be
16 Everyone's Gone To The Moon
17 Killing Me Softly With His Song
18 You've Got A Friend
19 Sayonara Good-Bye

*
Susan Wong (Hoàng Thúy San, 黃翠珊) - The Best of Susan Wong (2008)
Track list:
01 Killing Me Softly
02 Superstar
03 Love Will Keep Us Alive (2008 Version)
04 Somewhere Beyond The Sea
05 The Way We Were
06 Stay Awhile (2008 Version)
07 Kiss Me Goodbye (2008 Version)
08 The Look Of Love
09 When I Fall In Love (2008 Version)
10 How Wonderful You Are
11 Just The Way You Are
12 Sometimes When We Touch
13 We're All Alone (2008 Version)

*
Wee Gee - Donna Donna (1997)
Track list:
01 Donna Donna
02 Flora
03 Sweetheart Three
04 Peggy-o
05 Cruel War
06 Gone The Rainbow
07 Pretty Mary
08 It's Going To Take Sometime
09 Trains And Boats And Planes
10 For The Good Times
11 Help Me Make It Through The Night
12 Aubrey
13 Killing Me Softly With His Song

*
Yao Si Ting (Diêu Tư Đình, 姚斯婷) - The Best Of Yao Si Ting
Track list:
01 Hotel California
02 I Swear
03 It's Not Goodbye
04 Scarborough Fair
05 Walking In The Air
06 Starry, Starry Night
07 Where's My Love
08 Last Christmas
09 Proud Of You
10 Truly Madly Deeply
11 No Matter What
12 The Sound Of Silence
13 Woman In Love
14 Skellig
15 Betrayal
16 I Cry
17 How Did I Fall In Love With You

*

Sunday, 1 January 2017

Nhạc Việt: Ca khúc PHẠM DUY (1921-2013)


Trong số các nhạc sĩ ở miền Nam VN trước 1975, nhạc sĩ Phạm Duy là người tôi có nhiều kỷ niệm nhất. Đã từng gặp ông nhiều lần, tại nhà riêng ở Phú Nhuận, trong phong trào Du ca, trên sân cỏ, tại đài phát thanh Sài Gòn, ... Rồi khi sang định cư ở Úc cũng lại gặp được ông tại Perth, khi ông sang đây giới thiệu các ca khúc Hàn Mặc Tử. Có lẽ vì thế mà tôi quen thuộc và hát được nhiều bài hát của ông, thuộc mọi thể loại.

Đây là một album sưu tập một số ca khúc quen thuộc của nhạc sĩ Phạm Duy. Album bắt đầu bằng bản "Những gì sẽ đem theo về cõi chết" do ông hát với Khánh Ly, và kết thúc với bản "Chỉ chừng đó thôi" do Nguyên Thảo hát - một ca sĩ thuộc thế hệ trẻ mà tôi thích nghe.

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps:

nviet26.zip (431 MB) – Ca khúc Phạm Duy
https://mega.nz/#!ywZTxAQA!I-TS3Cm_o1RGhOUF5amaifiRgKLAAnhwGcjPmP1rckg

Tracklist
01. Những Gì Sẽ Đem Theo Vào Cõi Chết ..... Phạm Duy & Khánh Ly
02. Cành Hoa Trắng ..... Khánh Linh
03. Nghìn Trùng Xa Cách ..... Mỹ Linh
04. Đố Ai ..... Như Quỳnh
05. Nếu Một Mai Em Sẽ Qua Đời ..... Nguyên Thảo
06. Còn Gì Nữa Đâu ..... Tấn Minh
07. Hẹn Hò ..... Lệ Thu
08. Nha Trang Ngày Về ..... Tấn Minh
09. Cỏ Hồng ..... Mỹ Linh
10. Con Đường Tình Ta Đi ..... Phương Anh & Tấn Minh
11. Quán Bên Đường ..... Ý Lan
12. Nước Mắt Mùa Thu ..... Lệ Thu
13. Qua Cầu Gió Bay ..... Nguyễn Lê
14. Giọt Mưa Trên Lá / Rain on the Leaves ..... Dalena
15. Ngày Đó Chúng Mình ..... Ý Lan
16. Con Đường Tình Ta Đi ..... Trần Thái Hòa
17. Bài Ngợi Ca Tình Yêu ..... Thanh Hà
18. Bao Giờ Biết Tương Tư ..... Hồ Hoàng Yến
19. Vết Thù Trên Lưng Ngựa Hoang ..... Nguyễn Hưng
20. Kỷ Vật Cho Em ..... Elvis Phương
21. Tưởng Như Còn Người Yêu ..... Lê Uyên
22. Khi Tôi Về ..... Khánh Ly
23. Tình Khúc Trên Chiến Trường ..... Sĩ Phú
24. Mùa Thu Chết ..... Ngọc Anh
25. Dòng Sông Xanh ..... Thái Thanh
26. Sóng Nước Biếc ..... Phạm Thu Hà
27. Dạ Khúc ..... Nguyễn Hồng Nhung
28. Chủ Nhật Buồn ..... Khánh Ly
29. Trở Về Mái Nhà Xưa ..... Trần Thái Hòa và Ngọc Hạ
30. Mối Tình Xa Xưa ..... Mai Hương
31. Phượng Yêu ..... Phương Anh
32. Ngày Tháng Hạ ..... Khánh Hà
33. Tình Hờ ..... Đức Tuấn
34. Chỉ Chừng Đó Thôi ..... Nguyên Thảo

*