Tối hôm qua, Thứ Sáu 24/02/2023, tôi đến chùa nghe Ajahn Brahm thuyết pháp, ngài có đề cập đến một câu nói trích từ quyển "The Art of Disappearing" của ngài, tôi nghe rất thấm thía. Đó là cách nói của Ajahn về câu "Cầu bất đắc khổ - Khổ vì mong cầu mà không được" mà Đức Phật thường giảng trong đoạn nói về Khổ đế. Và đây là lời khuyên của Ajahn:
- Mỗi khi bạn cảm thấy đau khổ hay khó khăn, bạn hãy luôn nhớ đến một trong những ý nghĩa sâu sắc về “Khổ”: Đó là đòi hỏi thế gian những gì mà nó không bao giờ cho bạn được.
Xin trích ra dưới đây một đoạn ngắn trong phần Dẫn Nhập của cuốn sách, do huynh Le Kim Kha dịch Việt.
*-----*
Trích “Nghệ thuật biến mất”, Ajahn Brahm, Lê Kim Kha dịch (2016)
LÚC NÀO CŨNG CÓ CHUYỆN TRỤC TRẶC, KHÔNG NHƯ Ý MUỐN
Dù ta đang ở đâu—ở trong chùa, trong phố chợ, hay ở trên con đường đầy cây xanh yên tĩnh—chúng ta vẫn liên tục trải nghiệm những sự khó khổ lúc này lúc khác. Đó chỉ là bản chất của sự sống. Vì vậy khi ta gặp khó khổ về sức khỏe, ta không nên nói “Bác sĩ ơi, có điều gì trục trặc trong thân tôi—Sao tôi bị bệnh vậy?”; thay vì vậy ta nên nói rằng “Có điều diễn ra đúng trong thân tôi—Bữa nay tôi bị bệnh rồi.” Đó là lẽ tự nhiên, thân thể con người sẽ bệnh lúc này lúc khác. Đó cũng là lẽ tự nhiên của hệ thống phân rã trong thân khi nó cần phân thải nhưng ta không muốn thấy nó xảy ra, và đó là lẽ tự nhiên như nồi đang nấu nước sôi đôi lúc nó phải trào ra. Đó là lẽ tự nhiên của sự sống, nó diễn ra như vậy. Mặc dù con người luôn xoay sở đấu tranh để làm cho sự sống của chúng ta và người khác được diễn ra êm ả, nhưng làm vậy cũng không ngăn được những điều đó xảy ra.
Mỗi khi ta bị đau đớn hay khó khổ, hãy luôn nhớ một trong những ý nghĩa sâu sắc của chữ “Khổ”: Đó là ta cứ đòi thế giới những điều nó chẳng bao giờ cho chúng ta. Chúng ta cứ trông đợi và đòi hỏi những điều không thể có trong thế gian. Chúng ta đòi có nhà cửa đẹp và công việc hoàn hảo và mọi thứ chúng ta làm lụng và thu xếp phải xảy ra đúng lúc đúng nơi theo ý muốn của chúng ta. Tất nhiên, đó là đòi hỏi những điều không bao giờ có được. Rồi chúng ta lại đòi phải có được thiền định thâm sâu, rồi chứng luôn giác ngộ ngay bây giờ tại đây. Nhưng thế gian vũ trụ đâu có vận hành theo cách đó, (đâu có dễ như vậy, đâu phải ước là được, muốn là có). Nếu ta cứ đi đòi hỏi những điều thế giới không thể cung cấp cho ta, phải hiểu rằng điều đó chẳng khác nào ta cứ đi đòi có thêm những khổ đau mà thôi.
Do vậy, dù bạn có làm việc hay thiền tập, hãy biết chấp nhận mọi sự thường đi sai đi khác với mong muốn của ta. Việc của bạn là không nên đòi hỏi những thứ thế gian không cho mình được. Việc của bạn chỉ là quan-sát. Việc của bạn là không cố thúc ép thế gian tạo cho bạn những thứ theo ý bạn muốn có. Việc của bạn là biết hiểu, biết chấp nhận, và buông bỏ. Nếu bạn càng chiến đấu với thân mình, tâm mình, gia đình mình và thế giới, thì bạn chỉ càng gây thêm thương đau khổ sở cho chính mình.
Nhiều lúc, khi chúng ta có hiểu biết và biết đứng lùi lại trong đời sống hàng ngày, lùi lại chúng ta sẽ nhìn thấy được bức tranh lớn. Chúng ta sẽ thấy chẳng có gì khó khăn khó chịu với nơi ở của chúng ta, chẳng có gì trục trặc khó chịu đối với ta, chẳng có gì trục trặc khó chịu trong đời ta. Chúng ta đã hiểu ra rằng mọi sự chỉ là bản chất của thế giới nó luôn “đi sai”, luôn “trục trặc” theo đường lối của nó. Thế giới là vậy—đó là điều Đức Phật đã nói trong Chân Lý thứ nhất (Diệu Đế về Khổ). Chúng ta làm việc, tranh đấu và cố gắng để làm cho cuộc sống của chúng ta “đi đúng” và “ngon lành”—làm cho nhà cửa, thân thể, và cả tâm trí đều “đi đúng” và “tốt đẹp”—vậy mà tất cả cứ “đi sai” và “trục trặc” so với ý muốn của chúng ta.
*-----*
Except from “The Art of Disappearing”, Ajahn Brahm (2011)
IT ALL GOES WRONG ANYWAY
Wherever you live -- in a monastery, in a city, or on a quiet tree-lined street -- you will always experience problems and difficulties from time to time. This is just the nature of life. So when you have problems with your health you shouldn’t say, “Doctor, there is something wrong with me -- I’m sick”; rather you should say, “There is something right with me -- I’m sick today.” It’s the nature of the human body to be sick now and again. It’s also the nature of the septic system to need pumping out when you don’t expect it, and it’s the nature of the water heater to sometimes break down. It’s the nature of life to be this way. Even though we struggle as human beings to try to make life go smoothly for ourselves and others, nevertheless it’s impossible to ensure that happens.
Whenever you experience any pain or difficulty, always remember one of the deep meanings of the word suffering: asking the world for something it can never give you. We expect and ask impossible things from the world. We ask for the perfect home and job and that all the things we work hard to build and arrange run perfectly at the right time and place. Of course, that is asking for something that can never be given. We ask for profound meditation and enlightenment, right here and now. But that’s not the way this universe works. If you ask for something that the world can’t supply, you should understand that you’re asking for suffering.
So whether you work or meditate, please accept that things will go wrong from time to time. Your job is not to ask for things the world can’t give you. Your job is to observe. Your job is not to try to prod and push this world to make it just the way you would like it to be. Your job is to understand, accept, and let it go. The more you fight your body, your mind, your family, and the world, the more collateral damage you’ll cause and the more pain you’ll experience.
Sometimes, when we understand and stand back from our daily lives, we see the big picture. We see there’s nothing wrong with the monastery, nothing wrong with us, nothing wrong with life. We understand that it’s just the nature of the world to go "wrong" -- that’s what the Buddha meant by the first noble truth of suffering. You work, struggle, and strive so hard to make your life just right -- to make your home, your body, and your mind just right -- and it all goes wrong anyway.
*----*