Wednesday, 31 August 2016

Đồ nghề khi về hưu

Hôm trước tôi tìm được một bài viết và hình vẻ của một trang Blog, về bình mực Hondo (hổng đổ) và cây viết lá tre thời học trò, tác giả ghi là “đồ nghề đi học thời ấu thơ”, được nhiều người thích và bình luận.

Nhân đây, xin gửi kèm hình nầy, tạm gọi là “đồ nghề khi về hưu”, xếp bút nghiên, quăng bỏ sách đèn, không còn dính mắc vào chuyện cơm áo gạo tiền. Chụp tại một phòng ngủ dành cho cư sĩ đến ở tịnh tâm trong thời gian ngắn – vài ngày hay vài tuần lễ, tại Tu viện Bodhinyana, Tây Úc.

*

Đồ nghề thời học trò. Có ai còn nhớ?

Tuesday, 30 August 2016

Cách mở khóa một tập tin PDF bảo mật


How to Unlock a Secure PDF File

Cách mở khóa một tập tin PDF bảo mật

Thỉnh thoảng tôi tải về 1 tập tin dạng PDF mà tôi muốn lấy ra vài hình ảnh hay trích vài đoạn văn. Nếu tác giả tập tin đó có gắn password là tôi không thể làm được ngay. Tôi phải vào Net, sử dụng các trang web mở khóa pdf để nhờ giải mã.

Tình cờ thấy được trang WikiHow nầy, hướng dẫn 12 phương cách. Cách đơn giản nhất là dùng trình duyệt Chrome, in tập tin đó vào một tập tin pdf khác. Đơn giản, nhanh, ngắn gọn.

Xem thêm:
http://www.wikihow.com/Unlock-a-Secure-PDF-File

Hướng dẫn tiếng Việt:
http://www.wikihow.vn/M%E1%BB%9F-kh%C3%B3a-T%E1%BA%ADp-tin-PDF-B%E1%BA%A3o-m%E1%BA%ADt

Ghi chú:
- Cho các files lớn, tôi vào trang web sau đây để unlock:
https://smallpdf.com/unlock-pdf

*

10 nữ ca sĩ có sức ảnh hưởng nhất Việt Nam?!

Tình cờ thấy được 1 bài bình luận trên FB Nhạc Vàng:
* 10 nữ ca sĩ 

Đây là nhận định của một cá nhân, dĩ nhiên là mang tính chủ quan, nhưng tôi cũng tò mò, đọc xem tác giả bài viết nhận định như thế nào về các ca sĩ mà mình cũng hâm mộ. Ngoại trừ cô Bích Chiêu -- chị gái của Tuấn Ngọc, Khánh Hà và Lưu Bích, tôi chưa từng nghe tiếng hát của cô ca sĩ nầy. Thử vào Net tìm, chỉ nghe được cô ấy hát bài Nỗi Lòng của nhạc sĩ Nguyễn Văn Khánh, nhưng tôi không mấy gì ấn tượng cho lắm.

Cũng ngạc nhiên sao không thấy tác giả đề cập đến các nữ ca sĩ khác như Quỳnh Giao, Mai Hương, Kim Tước, ...? Thôi thì mỗi người một ý, nhất là trong lĩnh vực nghệ thuật âm nhạc, mỗi người có ý thích và cảm nhận khác nhau.

Quý anh chị em có nhận ra được 10 vị nữ ca sĩ nầy không?

*

-----------
Từ trái sang phải, hàng trên:
1. Thái Thanh (1934-), 2. Khánh Ly (1945-), 3. Lệ Thu (1943-), 4. Bạch Yến (1942-), 5. Hoàng Oanh (1946-).

Hàng dưới:
6. Hà Thanh (1937-2014), 7. Phương Dung (1946-), 8. Bích Chiêu (1942-), 9. Thanh Thúy (1943-), 10. Ngọc Lan (1956-2001).


*

Nhạc Phật giáo: Trường ca Phật sử, VÕ TÁ HÂN


Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

npg07.zip – Võ Tá Hân, Trường ca Phật sử
https://mega.nz/#!GxQG2YoC!Hn52Kk4C_XYawovhgHZRkENQQH5OvPuYAFc4BERbi4c

*

Monday, 29 August 2016

Trời xanh, mây trắng


Mưa mấy ngày nay, hôm nay mới có nắng. Đi bơi về, ăn trưa xong rồi lửng thửng ra ngoài rảo bước một vòng quanh nhà, ngước nhìn lên bầu trời xanh với vài cụm mây trắng. Buổi trưa khu phố yên tĩnh, không một bóng người, không một tiếng xe. Cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng, an vui. Đâu cần gì cảnh đẹp nên thơ, chỉ đơn giản như thế này là đủ. Không đòi hỏi gì hơn, mà cũng không cần tìm kiếm đâu xa.

Mà có mấy ai chịu khó ngước lên nhìn bầu trời ngay nơi mình đang sinh sống? Có lẽ đa số đang cặm cuội lái xe, hoặc đang chăm chú nhìn vào màn hình của máy tính, máy điện thoại để đắm mình vào một khung trời xa xôi nào đó ... Mỗi người một cảnh ngộ, không ai giống ai.

*

Nhạc hòa tấu: Guitar VÔ THƯỜNG (1940-2003)


Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nht05.zip – Guitar Vô Thường, Nhạc Tiền chiến 1
https://mega.nz/#!TtAGnBDL!FA-IXQfis7x4HcAaIio6NhMmnL3I1Y-rGE6pFS-9fig

nht06.zip – Guitar Vô Thường, Nhạc Tiền chiến 2
https://mega.nz/#!7lpgEQCS!fEgPGw4ShjDhGEgtKhlx8KK5ds6aEXDKHI_BxKJlXYs

nht07.zip – Guitar Vô Thường, Nhạc Tiền chiến 3
https://mega.nz/#!W4JAEC6Y!gjfGVjZw2bi8Y0UVo7UiV4ZUnfICwEyci7V_c8eFZf4

nht08.zip – Guitar Vô Thường, Nhạc Tiền chiến 4
https://mega.nz/#!yxYC1AYY!uGaamTArdr-1nKIl6P0yk2HajCC8TwGi0ck__pYCVeY

*

VÔ THƯỜNG (1940-2003): Một hiện tượng trong làng tân nhạc Việt Nam hải ngoại


VÔ THƯỜNG (1940-2003): Một hiện tượng trong làng tân nhạc Việt Nam hải ngoại

Trần Quang Hải


*

Từ nhiều năm qua, tôi đã nghe rất nhiều băng nhạc, dĩa CD, gặp gỡ rất nhiều danh ca cũng như nhạc sĩ Việt Nam từ những người nổi tiếng từ lúc còn ở Việt Nam đến những người bắt đầu tạo nên tiếng tăm ở hải ngoại. Tôi muốn nói đến các nhạc sĩ đàn anh như Phạm Duy, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Phạm Đình Chương, Phạm Mạnh Cương, Nhật Bằng, Hoàng Trọng, Xuân Lôi, Xuân Tiên, Trịnh Hưng, Lê Hữu Mục, Mạnh Bích, đến các danh ca có nhiều tên tuổi như Thái Thanh, Khánh Ly, Bạch Yến, Lệ Thu, Thanh Thúy, Hương Lan, Elvis Phương, Chế Linh, Anh Khoa, Tuấn Ngọc, Duy Quang ,Thanh Tuyền, Kim Tước, Châu Hà, v.v.

Tôi muốn nói tới những nhạc sĩ trẻ như Đức Huy, Trần Quãng Nam, Trịnh Nam Sơn, các nhạc sĩ phong trào Hưng Ca,các nhạc sĩ các quán Nhạc Việt, Em Ca Hát , các nữ nhạc sĩ trẻ xuất hiện ở hải ngoại như Nguyệt Ánh, Khúc Lan, Lê Khắc Thanh Hoài, Trang Thanh Trúc, Bảo Trâm, Hoàng Kim Chi ,hay các ca sĩ trẻ như Ngọc Lan, Ý Lan, Linda Trang Đài, Như Quỳnh, Dalena, Thanh Hà, Tuấn Anh, Tuấn Vũ, Mạnh Đình, v.v.

Băng nhạc đã được sản xuất quá nhiều. Rồi tới CD, VCD, DVD đủ tất cả các loại. Các trung tâm băng nhạc “mọc” lên như nấm. Từ những cuốn băng đầu tiên được thu ở hải ngoại của Thanh Thúy khoảng tháng 4, năm 1976 cho tới ngày hôm nay , bìa băng đã ghi nhận một sự tiến bộ vượt bực từ cách trình bày trang nhã, đơn sơ đến phần chữ nổi, đến những tấm hình ca sĩ hay “người đẹp” chụp rất “hấp dẫn”. Kỹ thuật trình bày có tiến bộ. Kỹ thuật thu thanh tân kỳ hơn. Một vài trung tâm thu băng đầu tiên do nhạc sĩ Việt đứng ra làm chủ như Trung Tâm Tùng Giang, trung tâm Anh Tài. Cả hai Tùng Giang và Anh Tài đều là nhạc sĩ nên họ chú trọng đến kỹ thuật âm thanh nhiều dù rằng người mình vẫn còn mắc phải bịnh để quá nhiều “écho”.

Trong thập niên 80, thị hiếu của người mua băng nhạc có vẻ “thoái bộ”. Qua những cuốn băng được xuất bản từ giữa năm 1985 cho tới 1989, tôi chỉ thấy hình bìa với những cô gái Việt Nam đẹp thì không chỗ chê, nhưng càng ngày càng ăn mặc hở hang. Nếu người mua chỉ thích mua vì hình bìa “hở hang” khêu gợi thì chắc người đó sẽ không để ý tới nghệ thuật âm nhạc của cuốn băng đó .

LÝ DO BIẾT TỚI NHẠC SĨ VÔ THƯỜNG

Tình cờ đọc trên báo Hồn Việt phát hành tại Glendale, Quận Cam, Cali hồi tháng 5 năm 1987, tôi thấy có một bài quảng cáo 2 cuốn băng chuyên về tây ban cầm do anh Vô Thường độc tấu các bản nhạc quen thuộc của giới nghe nhạc Việt Nam. Tôi tự hỏi: ”Vô Thường là ai vậy cà?” Cái biệt hiệu cũng lạ nữa Tại sao lại Vô Thường? Như vậy có nghĩa là “không có bình thường” hay là “Khác thường”, “Dị thường”, “Bất thường”?
Tôi tự đánh dấu hỏi trong đầu hoài. Anh này đâu có gì là người “không có bình thưòng” mà chắc cũng không phải là người “khác thường”. Theo tôi hiểu chữ “Vô Thường” có nghĩa là “lúc có lúc không” hay “biến cố thình lình đến” theo định nghĩa cua ông Đào Duy Anh trong quyển Hán Việt tự điển. Anh Vô Thường đàn tây ban cầm hồi nào mà tôi không bao giờ nghe tiếng biêt tên? Tôi chỉ biết có anh chàng trẻ tuổi nổi tiếng bên Mỹ tên là Trịnh Bách hay anh Lê Thành Đông, giáo sư Tây ban cầm ở Pháp, hay anh Hoàng Ngọc Tuấn ở Sydney bên Úc mà thôi. Anh này là ai mà mãi tới bây giờ mới xuất đầu lộ diện???
Thế là tôi liền viết thơ cho anh Vô Thường để nhờ anh ấy gởi cho tôi mấy cuốn băng do anh tự sản xuất lấy, và tự trình diễn. Rồi một hôm , tôi nhận được 2 cuốn băng tựa đề là “Ru Khúc Mộng Thường” 1 và 2.

Ngồi lắng nghe cuốn “Ru khúc Mộng Thường” 1, những âm điệu của các nhạc phẩm quen biết của Trịnh Công Sơn, Cung Tiến, Trần Định, Đoàn Chuẩn, Phạm Đình Chương qua ngón đàn tây ban cầm của anh Vô Thường gây cho tôi từ ngạc nhiên nây đến ngạc nhiên nọ. Người này là ai mà có ngón đàn có hồn như vậy mà mình chẳng bao giờ quen hay biết tới? Nghe một lần, chưa đủ để nhận định. Nghe lần thứ hai, rồi lần thứ ba. Càng nghe càng thấm. Tiếng đàn chạy khắp cơ thể, vào tận trong tim não. Càng về khuya, tiếng đàn càng ảo não, như gợi cho tôi một hình ảnh đau buồn, một tâm hồn tuyệt vọng, một ảo thanh của thế giới huyền mộng chứ không phải là “mộng thường” của một anh chàng mang tên là Vô Thường. Tôi không muốn để đầu óc chuyên phân tách nhạc ngữ của tôi làm chi phối tôi mà tôi muốn để tâm hồn tôi bay theo tiếng đàn. Quên đi kỹ thuật mà chỉ nhắm vào tình cảm, để tìm hiểu con người yêu nhạc, muốn mượn tiếng đàn của mình để nói lên một cái gì đó. Và chính “cái gì đó” làm cho tôi tò mò muốn tìm hiểu thêm về con người, về hứng nhạc của anh nhạc sĩ có tên khá đặc biệt là VÔ THƯỜNG.

VÀI DÒNG VỀ THÂN THẾ ANH VÔ THƯỜNG

Anh tên thật là Võ Văn Thường, sinh năm 1940 tại Phan Rang, đỗ khóa 9 trường sĩ quan Thủ Đức, phục vụ ngành tâm lý chiến. Lúc nhỏ, anh rất yêu nhạc, có thể nói là mê nhạc nhưng không có phương tiện để học nhạc vì nơi anh ở không có trường quốc gia âm nhạc như Saigon và Huế. Cho nên anh tự học đàn lấy một mình. Nhờ có khiếu, anh đánh đàn măng cầm (mandoline) rất khá, và đã chiếm giải “người đánh đàn mandoline hay nhứt của quân khu” vào năm 1962.

Tên VÔ THƯỜNG đã được xuất hiện từ lúc đó, nhưng chỉ được một số người trong binh chủng biết đến mà thôi. Anh cũng có giao dịch và gặp gỡ những tay đàn mandoline nổi tiếng ở Việt Nam lúc đó như Pierre Trần (Trần Anh Tuấn), Lê Duyên, Khánh Băng, Nguyễn Mạnh, Đức Qưê, Văn Lạc. Cũng như nhạc sĩ Khánh Băng, anh chuyển từ mandoline qua tây ban cầm vào năm 1966. Có một điều là anh đàn tây ban cầm bằng tay trái, ngược đối với tất cả cao thủ đàn ghi-ta. Tuy vậy anh cũng thường xuyên đàn trong một số ban nhạc ở các club Mỹ tại Phan Rang , nơi anh làm việc ở tại trung tâm Bình Định phát triển ở tòa hành chánh Ninh Thuận.

Cuộc đời binh chủng cũng như văn nghệ của anh tưởng cứ như thế mà tiến triển một cách trầm lặng. Nào dè 30 tháng 4, 1975 đến với sự xâm chiếm miền Nam của cộng sản, anh đã phải tự tháo thân , không kịp đem theo vợ và hai con gái trên con đường tạm dung. Anh đã theo lớp người Việt đầu tiên đến xứ Mỹ.

Không biết làm nghề gì trong giai đoạn đầu của cuộc sống mới, anh mới nẩy ra ý mở một cửa hàng bán bàn ghế, tủ giường. Anh trở thành ngưới Việt đầu tiên hành nghề này tại vùng Quận Cam. Từ đó cho tới năm 1987 anh làm chủ tiệm Kim’s Furniture ở Santa Ana, California. Có một dạo, anh mở tới 5 tiệm nhưng vì coi không xuể, lớp vì có máu văn nghệ mạnh quá, anh mới «thử thời vận” hùn với một người bạn mở một khiêu vũ trường mang tên là RITZ vào tháng 3, năm 1983. Nhưng tới tháng 7, 1984, sau 16 tháng “lăn lóc” có dịp thù tạc chén anh chén em, anh đã nhường khiêu vũ trường RITZ lại cho Ngọc Chánh, trưởng ban Shotgun, để quay về nghề bán bàn ghế như trước.

Tuy không có hợp mặt cùng anh em nghệ sĩ trên sân khấu, anh vẫn tiếp tục mượn tiếng đàn tây ban cầm để dạo những khúc nhạc của thời vàng son của miền Nam. Không những nhạc Việt mà còn cả nhạc ngoại quốc. Trong một lá thơ anh viết cho tôi, anh đã kể như sau : “tôi đàn tay trái, thành ra phải học mò và đàn lấy một mình khi còn nhỏ. Không học ký âm pháp nhiều, chỉ quọt quẹt chút ít, nên đôi khi nhìn bản nhạc mà đàn thì chẳng ra hồn. Tôi chỉ ân hận những ngày còn nhỏ vứt đi những thời giờ quý báu. Thành ra cho tới bây giờ, nghĩ cũng muốn để đi vào khuôn khổ. Tôi kỳ vọng gởi hồn vào những bản nhạc những khi hứng đàn, hát và viết nhạc ... Đền bù vào đó, tôi rất nhớ dai và dễ học. Những bản nhạc nghe qua một lần hai lần là tôi mò ra và đánh được, dầu không đúng hẳn 100 %”.

Rồi một ngày chủ nhật 19 tháng 4, 1987, tại quán Phở Ngon ở quận Cam, Cali, anh Vô Thường đã cho trình làng hai cuốn “Ru khúc mộng thưòng” 1 và 2, kết quả của tiếng đàn tây ban cầm mà anh đã để hết tâm hồn cho hai đứa con gái của anh đã đòi hỏi anh đàn cho chúng nghe vì khi anh ra đi, chúng chỉ mới có 6 và 4 tuổi. Giờ đây đã 18 tuổi và 16 tuổi xuân xanh.

Hai cuốn băng trình làng với sự hiện diện của 200 bạn bè đã gặt hái một kết quả tài chánh và nghệ thuật rất đáng kể. Anh đã dành số tiền 800 Mỹ kim bán băng buổi ra mắt để tặng cho Ủy ban cứu trợ quốc tế (International Rescue Committee) để giúp những trẻ mồ côi tại các trại tỵ nạn Đông Nam Á .
Băng của Anh đã được tái bản nhiều lần, hơn hẳn những băng nhạc “chuyên nghiệp” và báo chí đã cho hiện tượng đó là “ngựa về ngược”. Anh tiếp tục cho trình làng thêm hai cuốn băng khác vào tháng 6 với tựa đề “Hạnh phúc nửa vời” gồm những bản nhạc do Anh sáng tác qua một số giọng hát có tên tuổi trình bày, và một cuốn “Hải Âu” do ca sĩ và nhạc sĩ Phạm Hoàng Dũng phụ trách.

Con đường âm nhạc anh đã dấn thân vào chỉ mới có mấy tháng trong năm 1987 mà đã gây một tiếng vang. Và dư âm đã vang dội cho tới ngày anh ra đi vào tháng 4-2003, sau nhiều tháng chống trả với tử thần vì bịnh ung thư , 16 năm thành công với hơn 120 CD đã lưu lại cho hậu thế.

VÔ THƯỜNG: CA SĨ VÀ NHẠC SĨ

Anh Vô Thường có viết cho tôi rằng anh không phải là ca sĩ hay nhạc sĩ gì cả. Giọng anh thì khàn, loại “khao khao vọng cổ”, nếu không nói là “giọng vịt đực”. Nhưng anh Vô Thưòng đâu có biết rằng giọng hát đó rất khó tìm, vì nó lạ, vì nó khác giọng thường nghe, vì chất nhựa của thuốc, của rượu đã quện lại thành một loại giọng của người đã từng lăn lóc trong trường đời .Đó là cái may mắn của anh mà anh Vô Thường không biết hay không muốn biết.

Ở Pháp có ca sĩ Charles Aznavour cò một giọng hát the thé, hát lên cứ rung hoài. Vậy mà “ăn khách” đến nỗi anh ta phải tìm hãng bảo hiểm giọng hát của anh ta. Ở Mỹ có Louis Amstrong cũng nhờ có giọng khàn đặc biệt mà thế giới thần tượng hóa trong lĩnh vực nhạc Jazz. Nhờ vào cái tâm hồn rất phong phú mà khi anh Vô Thường hát, tiếng hát đó dễ đi sâu vào lòng người nghe, như truyền đi những gì anh muốn nói qua lời ca, qua tiếng nhạc.

Lúc đó tôi chưa gặp anh Vô Thường. Tôi chỉ nghe giọng hát, nghe lời nhạc anh viết , tôi mường tượng con người đã bị đời cho nhiều “vố” đau điếng nên xuyên qua giọng hát , tôi có cảm tưởng một bầu trời bi quan, chán chường, tuyệt vọng, một khung cảnh u sầu, uất hận.

Bản nhạc anh vừa sáng tác vào tháng 8, 1987 với tựa đề “Giọt nước mắt lưu đày” gói ghém nỗi lòng của anh:

Đêm thức giấc quanh đây trời đất lạ
Ta một mình biết nói với ai đây
Bao ưu phiền ray rứt bấy lâu nay
Thân lạc loài viễn xứ mấy ai hay.
Giòng nước mắt no đầy kiếp lưu đày
Ly rượu này chưa uống sao ta say?
Một đoạn khác của bài hát nói lên tâm tư của anh:
Bây giờ đây, bên kia đại dương cha ta nhục nhã đói
Bây giờ đây, lao tù giam tù nhân đến mấy kiếp
Bây giờ đây căn nhà hoang mẹ ta vừa nhắm mắt
Chiếc quan tài, hay manh chiếu rách gói thân mẹ ta
Ôi trẻ thơ, ôi đàn con đang lang thang ngoài phố trời,
Đi về đâu, không ngày mai, tương lai là bóng tối,
Saigon ơi! Saigon ơi! Thay tên và hấp hối
Xác bạn bè, ngã xuống không mồ chôn.


Cuốn băng “Hạnh phúc nửa vời” của anh Vô Thường phát hành giữa năm 1987. Tất cả những nhạc phẩm trong cuốn băng đầu tay có tính cách “chuyên nghiệp” hơn qua các giọng ca đầy triển vọng của Uyên Lan, Lê Uyên, Phạm Hoàng Dũng, Việt Dzũng, Hằng Nga, Ngọc Giao, Như Mai và Vô Thường. Nữ ca sĩ Uyên Lan , một tài năng mới xuất hiện, trước kia ở Houston, nay đã dời đô về Cali, có một giọng hát nghiêng về “alto” hơn là “soprano”. Đa số nữ ca sĩ Việt đều có giọng cao “soprano”. Bản nhạc “Hạnh phúc phù du” cũng như bài “Hạnh phúc nửa vời” đã được Uyên Lan diễn tả với tất cả tâm hồn làm người nghe như lắng đọng trong không gian hư vô.

“Hạnh phúc nửa vời vì không trọn vẹn, vì bên em mà nửa hồn anh như cùng mềm. Khách khoảng thương quê hương vì mòn mỏi đợi chờ , mơ một ngày trở lại. Anh thốt gọi tên em trong câm lặng. Hạnh phúc phù du, hạnh phúc nửa vời”. Đó là lời anh Vô Thường khơi mào vào đầu cuốn băng.

Hạnh phúc nửa vời, qua nhịp điệu Habanera chậm buồn, tôi có cảm giác anh Vô Thường muốn gởi trọn nỗi lòng của anh trong tiếng hát của Uyên Lan:

Có bao giờ anh khóc một mình
Có bao giờ anh thương nhớ cuộc tình
Một đêm mưa, mưa đêm dĩ vãng
Đến bên anh, lại vuốt vai gầy
Lời tính đầu , cho nhau bỡ ngỡ
Chút ngây thơ, tình thuở dại khờ
Có bao giờ em nhớ trong đời
Có bao giờ em tiếc nuối một thời
Bài nhạc sầu yêu thương với nhớ
Nhớ đêm mưa là nhớ mãi một người


Trong cuốn băng «Hạnh phúc nửa vời”, bài tôi thích nhất có lẽ là bản nhạc “Tình khúc cho Saigon” được Lê Uyên diễn tả rất đậm đà, chân tình trong một giọng hát nồng ấm. Cặp Lê Uyên Phương giờ đây không còn nữa. Phương tức Lộc đã ra người thiên cổ sau khi hai người đã xa nhau một thời gian. Lê Uyên hiện vẫn còn hát và điều khiển quán Cà phê LUP, nơi tụ họp của những người làm văn nghệ tại Quận Cam, Cali. Dòng nhạc của bài “Tình khúc cho Saigon” nghe như đi nhẹ vào hồn, như dìu ta về dĩ vãng của thời Saigon xa xưa:

Saigon ơi, chớp mắt mười năm qua,
Đời tha hương vẫn thấy buồn trong ta
Giờ lưu vong, mang kiếp sống xa nhà,
Saigon ơi, còn đó ơi xa thật xa
Mười năm trời, ôi nhớ quá Saigon tôi
Đầy đau thưong trống, vắng và đơn côi
Và hôm nay, lê thân xác nơi quê người
Bầy chim non lạc tổ quên lối về
Ngày trôi đi, tôi cứ ngỡ ngày về không xa
Mà mười năm qua, ta hỏi đã được gì cho ta
Nhìn lại ta vẫn sống kiếp xa nhà
Saigon ơi, còn đó nhưng xa thật xa
Dù nơi đây ai có sống đời yên vui
Một mình tôi, tôi vẫn thấy lòng buồn không nguôi
Dù hôm nay tôi sống sót nơi que người
Tim yêu cuối đời, tôi xin gửi hết lại SAIGON tôi


Tất cả những bản nhạc (11 bài tất cả) đều được thể hiện qua hai chủ đề : thương nhớ quê hương , và nuối tiếc hạnh phúc mà vì hoàn cảnh đất nước anh đã mất đi và tuyệt vọng trong kiếp sống lưu đầy. Anh đã bị đời dày xéo. Nếu còn đươc giây phút nào để nói về thân phận , về cuộc đời trên giấy bút , trên âm nhạc, trên văn thơ, thì anh Vô Thường sẽ không ngần ngại. Nhục nhã của 16 năm làm lính, mất “quê hương”, mất gia đình, mất tất cả, lại thêm một nhục lớn là phải ở xứ lạ quê người. Đời chỉ được một lần sinh ra và chết, nhưng bổn phận làm người và tình không còn nữa. Anh Vô Thường đã tâm tình với tôi rằng:

“Tôi xin được nói những khi còn có thể nói,
Tôi xin được viết những khi tôi còn có thể viết,
Xin còn đủ lý trí để nhận định và không gì thay đổi
Dù sang hay hèn,
Nghèo hay giàu,
Dù có danh hay không?”


Đúng như nhà Phật đã nói: “Sắc sắc không không. Không tức thị Sắc. Sắc tức thị Không”. Cuộc đời của anh Vô Thường được gói ghém qua mấy câu:

“Một quê hương trước khi nhắm mắt không hiểu còn có thấy lại hay không?
Một cuộc đời toàn những hạnh phúc phù du, người đây, vợ và con một ngã, của 12 năm
Ước muốn chi nhiều, rồi cũng bấy nhiêu thôi.”


Khi anh sang thăm chúng tôi tại Paris vào đầu thập niên 90, anh Vô Thường giới thiệu Tín Hương, một người đàn bà miền Trung rất đẹp. Một bài nhạc đã được viềt ra trên đất Pháp, dọc sông Seine, giữa thành phố Paris hoa lệ:

Một chút tình bỏ quên
Đầu cơn mưa mùa hạ
Em lạc bước chân xa
Paris dường như đã
Nghe tình lên trong ta
Từ anh lặng lẽ tới
Cho nhung nhớ đầy vơi
Cho mộng tràn chăn gối
Hao gầy trái tim côi .
Một chút duyên để nhớ
Một chút tình để quên
Một thoáng thơ mộng vỡ
Nửa vời hạnh phúc ơi
Đừng trách nhau lầm lờ
Dù tình ta lỡ lầm
Một chút ân tình vỡ
Tình buồn mãi trăm năm
Từng đêm mưa hững hờ
Em xuống phố ngẩn ngơ
Paris tình muôn thuở
Nhớ thương anh dại khờ
Hàng cây sầu im tiếng
Hiu hắt bên sông Seine
Có một lần Anh đến
Nhớ chút tình bỏ quên


Bạch Yến đã dịch bài thơ của anh Vô Thường ra tiếng Pháp vài năm sau với tựa “Souvenir d’un amour oublié”:

On s’est rencontés
Un beau soir d’été
Au coeur de Paris
Notre amour est né
Depuis je te vois
En rêve chaque nuit
Et ne pense qu’à toi
Qui toujours me fuis
Cet amour si beau
Si tendre et si doux
Où l’on s’aime trop
A s’en rendre fou
Si tu pars un jour
Me laissant sans toi
O ! Mon bel amour
Je ne te suivrais pas
Paris et la Seine
Bercent mon âme meurtrie
Qu’importe ma peine
Je veux que tu ris
Que tombe la pluie
Que règne l’ennui
Nos beaux souvenirs
Deviendront ma vie


Ít lâu sau, anh loan bào tin anh lập gia đình. Chúng tôi có sang Cali mấy lần gặp anh và Tín Hương. Anh đã giúp và khuyến khích Tín Hương sáng tác nhạc. Và Tín Hương đã thực hiện được hai CD. Cuộc tình tưởng như sẽ tốt đẹp như bài thơ. Nhưng có ai ngờ là vào cuối năm 1999, Tín Hương và anh không còn chung sống với nhau. Anh Vô Thường có buồn thật nhưng sau đó , anh tìm lại nguồn vui và đã cùng anh Lữ Mộc Sinh sáng tác một nhạc phẩm “Từ lúc yêu em”.

Anh vẫn tiếp tục sản xuất CD nhạc khiêu vũ, nhạc ngoại quốc, nhạc để nghe , loại nhạc ûkhông lời” mà anh đã tạo một chỗ đứng “không đối thủ”. Nhạc của anh đàn đã đi vào thị trường Mỹ. Mỗi tuần anh nhận được nhiều thơ hỏi mua, hoặc viết lời khen anh , cám ơn Anh đã mang lại cho họ những giây phút êm ái qua những ca khúc du đương. Thỉnh thoảng anh mang thơ của những người ái mộ người Mỹ từ khắp xứ Mỹ đưa cho tôi đọc để cùng chung vui với anh.

Anh Vô Thường đã thành công mang hai đứa con gái Diễm và Khanh sang Mỹ và đã giúp cho hai cháu có một nghề chắc chắn và cả hai đều lập gia đình với hai chàng rể thật dễ thương. Anh đã hoàn thành sứ mạng của một người cha trước khi nhắm mắt. Tôi có gặp anh lần chót vào tháng 10 , 2001 tại San Jose khi chúng tôi sang diền. Anh tuy ốm nhưng vẫn còn tếu như mọi khi. Anh có trở về Việt Nam lần chót để thực hiện CD “Tình Ca Vô Thường / Giọt Nước Mắt Vô Thường” qua tiếng hát của Quỳnh Lan, Đức Minh, Vô Thường và bài “Nhớ chút tình bỏ quên” do Bạch Yến hát cả hai lời Việt / Pháp. Đây là dĩa CD với nhạc và tiếng hát Vô Thường và là dĩa “có lời” nhưng chưa kịp “kiếm lời” là anh đã ra đi. Bạch Yến đến thăm Anh lần chót vào ngày mùng 1 Tết Quý Mùi ( tháng 2, 2003), hai tháng trước khi anh lìa trần.

Anh Vô Thường đã trở về với cát bụi , nhưng anh đã để lại cho đời một số sáng tác nhạc, hàng trăm dĩa CD ghi lại tiếng đàn ghi-ta tay trái bất hủ của anh. Anh ra đi nhưng đã để lại bao tiếc thương một người bạn tốt với bạn, với người đồng hương (anh đã đóng góp rất nhiều cho các cơ quan từ thiện qua số dĩa CD và băng nhựa anh tặng), với đất nước.

Những sáng tác mới của anh Vô Thường là những điểm son trong làng nhạc Việt. Sự đóng góp của anh Vô Thường, tuy không to tác nhưng rất có ý nghĩa vì anh viết nhạc đặt lời rất thành thật tự đáy lòng phát ra. Anh Vô Thường là một ngôi sao sáng, một hiện tượng trong làng tân nhạc Việt ở hải ngoại.

Trần Quang Hải
(Paris, mùa thu 2003)

http://tranquanghai.info/p927-tran-quang-hai-%3A-vo-thuong-(1940-2003)%3A-mot-hien-tuong-trong-lang-tan-nhac-viet-nam-hai-ngoai.html

*

Sunday, 28 August 2016

Nhạc quốc tế: THE CARPENTERS


Đôi song ca anh em nầy bắt đầu nổi tiếng từ giữa thập niên 1960, nhưng mãi đến khi tôi sang Thái Lan du học giữa thập niên 1970 mới biết các bài hát của The Carpenters. Rất tiếc cô Karen Carpenter (1950-1983) qua đời sớm, vào tuổi 32. Thỉnh thoảng tôi vẫn nghe lại và vẫn thấy nhẹ nhàng, sâu lắng ...

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nqt04.zip – The Carpenters, The essential collection 1965-1997 (4 CDs, 574 MB)
https://mega.nz/#!f0oixCqD!o8AQ_Ap5TidpxhGq0_e-MRjyHEodkEDvwh6nVwnnNkU

*

Vài thuật ngữ trong âm nhạc

1) Nguồn: langthangvn33
Diễn đàn http://www.hdvietnam.com/

- Concerto : Concerto là 1 bản nhạc, cũng gốm nhiều chương (thường là 3 chương), do 1 dàn nhạc trình diễn cùng với 1 nhạc cụ độc tấu.Trong đó nhạc cụ độc tấu là quan trọng nhất, dàn nhạc chỉ làm công việc đệm. Ví dụ: Concerto cho Piano và dàn nhạc (Piano Concerto) có nghĩa là nhạc cụ độc tấu chính là Piano chơi chung 1 dàn nhạc đệm.

- Etude: khúc nhạc để luyện tập kỹ thuật (piano hoặc violon)

- Lullaby: bài hát ru

- Nocturne: Khúc nhạc đêm

- Overture: Khúc nhạc dạo đầu cho 1 vở opera, cấu trúc phức tạp, có thể nói là 1 tác phẩm hoàn chỉnh (khác với Prelude)

- Prelude: có nghĩa là 1 khúc nhạc dạo đầu ngắn, cấu trúc đơn giản.

- Romance: tác phẩm trữ tình, lãng mạn (thường gọi là tình khúc).

- Serenade: Khúc nhạc chiều

- Sonata : Cũng là bản nhạc có nhiều chương (3 chương), viết cho 1 nhạc cụ độc tấu (ko có dàn nhạc). vì vậy piano sonata thì nhạc cụ chỉ là piano

- String quartet: tứ tấu đàn dây (4 nhạc cụ bộ dây chơi với nhau)

- Symphony (giao hưởng): Đó là 1 tác phẩm cực kỳ đồ sộ, gồm nhiều chương(thường là 4 chương), do 1 dàn nhạc giao hưởng trình diễn (số lượng chắc khoảng vài chục người cho đến cả ngàn người).

- Variation: thể loại biến tấu.

* * *

2) BASIC GLOSSARY OF MUSICAL FORMS
http://www.library.yale.edu/cataloging/music/glossary.htm

- air/ayre: (1) an English song or melody from the 16th to the 19th century; (2) a 16th-century solo song with lute accompanied.

- aleatory music: music in which chance or indeterminacy are compositional elements.

- anthem: a choral setting (often with solo voice parts and organ accompaniment) of an English language religious or moral text, usually for performance during Protestant services.

- antiphon: a liturgical chant sung as the response to the verses of a psalm.

- arabesque: a short piece of music featuring various melodic, contrapuntal, or harmonic decorations.

- bagatelle: a short, light instrumental piece of music of no specified form, usually for piano.

- ballade: (1) a 14th-15th-century French song form which set poetry to music; (2) an instrumental (usually piano) piece with dramatic narrative qualities.

- barcarolle: song or instrumental piece in a swaying 6/8 time (i.e., suggesting the lilting motion of a Venetian gondola).

- berceuse: a soft instrumental piece or lullaby, usually in a moderate 6/8 tempo; a lullaby.

- canon: a contrapuntal form in two or more (voice or instrumental) parts in which the melody is introduced by one part and then repeated by the next before each previous part has finished (i.e., such that overlapping of parts occurs).

- cantata: term applied to a 17th-18th- century multi-movement non-theatrical and non-liturgical vocal genre; subsequently used to describe large-scale vocal works in the same spirit, generally for soloists, chorus and orchestra; may also be for solo voice and accompaniment.

- canzona: (1) 16th-17th-century instrumental genre in the manner of a French polyphonic chanson, characterized by the juxtaposition of short contrasting sections; (2) term applied to any of several types of secular vocal music.

- caprice/capriccio: term describing a variety of short composition types characterized by lightness, fancy, or improvisational manner.

- carol: since the 19th century, generally a song that is in four-part harmony, simple form, and having to do with the Virgin Mary or Christmas.

- chaconne: a slow, stately instrumental work in duple meter employing variations.

- chanson: French for song; in particular, a style of 14th- to 16th-century French song for voice or voices, often with instrumental accompaniment.

- chant/plainchant: monophonic music used in Christian liturgical services sung in unison and in a free rhythm.

- concertante: (1) a term used to modify another form or genre, suggesting that all parts should be regarded as equal in status (18th century) or indicating a virtuoso first violin part (19th century); (2) a work with solo parts in the nature of, but not the form of, a concerto.

- concerto: (1) ensemble music for voice(s) and instrument(s) (17th century); (2) extended piece of music in which a solo instrument or instruments is contrasted with an orchestral ensemble (post-17th century).

- concerto grosso: orchestral form especially popular in the 17th and 18th centuries in which the contrasting lines of a smaller and a larger group of instruments are featured.

- credo: third item of the Ordinary of the Mass.

- divertimento/divertissement: a style of light, often occasion-specific, instrumental music arranged in several movements..

- etude/study: especially, a piece written for purposes of practicing or displaying technique.

- fancy/fantas(-ia)(-ie)(-y)/phantasie: an instrumental piece in which the formal and stylistic characteristics may vary from free, improvisatory types to strictly contrapuntal; form is of secondary importance.

- fugue: contrapuntal form in which a subject theme ("part" or "voice") is introduced and then extended and developed through some number of successive imitations.

- galliard: a lively court dance of Italian origin, usually in triple time.

- gigue (jig): a quick, springy dance often used as the concluding movement to 18th century instrumental suites.

- Gloria: second item of the Ordinary of the Mass.

- impromptu: a short instrumental piece of a free, casual nature suggesting improvisation.

- incidental music: music composed for atmospheric effect or to accompany the action in a predominantly spoken play; the music is not integral to the work even though it may have dramatic significance.

- Lied(er): German for song(s); in particular, a style of 19th-century German song distinguished by the setting of texts from the literary tradition and by the elaboration of the instrumental accompaniment.

- madrigal: (1) a 14th-century Italian style of setting secular verse for two or three unaccompanied voices; (2) a 16th/17th-century contrapuntal setting of verse (usually secular) for several equally important voice parts, usually unaccompanied.

- magnificat: a setting of the Biblical hymn of the Virgin Mary (as given in St. Luke) for use in Roman Catholic and Anglican services.

- march: instrumental music in duple meter with a repeated and regular rhythm usually used to accompany military movements and processions.

- masque: an aristocratic 16th-17th-century English theater form integrating poetry, dance, music, and elaborate sets.

- mass: the principal religious service of the Catholic Church, with musical parts that either vary according to Church calendar (the Proper) or do not (the Ordinary).

- mazurka: a moderately fast Polish country dance in triple meter in which the accent is shifted to the weak beats.

- microtonal music: music which makes use of intervals smaller than a semitone (a half step).

- minuet: a graceful French dance of moderate 3/4 tempo often appearing as a section of extended works (especially dance suites).

- motet: (1) to ca. 1400, a piece with one or more voices, often with different but related sacred or secular texts, singing over a fragment of chant in longer note-values; (2) after 1400, a polyphonic setting of a short sacred text.

- nocturne: a moderately slow piece, usually for piano, of dreamy, contemplative character and song-like melody.

- ode: cantata-like musical setting of the lyric poetry form so called.

- opera: theatrically staged story set to instrumental and vocal music such that most or all of the acted parts are sung. a drama set to music sung by singers usually in costume, with instrumental accompaninent; the music is integral and is not incidental.

- operetta: a light opera with spoken dialogue, songs, and dances.

- oratorio: originally setting of an extended religious narrative (and since ca. 1800, non-religious ones as well) for vocal soloists, chorus, and orchestra, intended for concert or church performance without costumes or stage settings.

- ostinato: a short melodic, rhythmic, or chordal phrase repeated continuously throughout a piece or section while other musical elements are generally changing.

- partita: term initially applied as a synonym for "set of variations" (17th century), then as a synonym for "suite" (ca. 1700 to present).

- passacaglia: an instrumental dance form usually in triple meter in which there are ground-bass or ostinato variations.

- pavan(e): a stately court dance in duple meter, from the 16th and 17th centuries, and remaining popular in the 17th century as an instrumental form.

- polka: an energetic Bohemian dance performed in the round in 2/4 time.

- polonaise: a stately Polish processional dance in 3/4 time.

- prelude: (1) an instrumental section or movement preceding or introducing a larger piece or group of pieces; (2) a self-contained short piece usually for piano.

- psalm: a vocal work set to text from the Book of Psalms.

- quadrille: a lively, rhythmic 19th-century French country couple dance that incorporates popular tunes, usually in duple meter.

- requiem: a musical composition honoring the dead; specially the Roman Catholic Mass for the dead, but also other commemorative pieces of analogous intent.

- rhapsody: term similar to "fantasia" applied to pieces inspired by extroverted romantic notions.

- romance: (1) a song with a simple vocal line and a simple accompaniment; especially popular in late 18th-19th-century France and Italy; (2) a short instrumental piece with the lyrical character of a vocal romance.

- rondo: an instrumental form in which one section intermittently recurs between subsidiary sections and which concludes the piece.

- scherzo: term designating lively and usually lighthearted instrumental music; most commonly used to label the fast-tempo movement of a symphony, sonata, etc.

- serenade: a light and/or intimate piece of no specific form such as might be played in an open-air evening setting.

- sinfonia: term applied in a variety of contexts in different periods; e.g., as a near synonym for "instrumental canzona," "prelude," "overture," and "symphony."

- sonata: an extended piece for instrumental soloist with or without instrumental accompaniment), usually in several movements.

- sonatina: a short sonata, or one of modest intent; especially popular during the Classical Period.

- song cycle: a group of songs performed in an order establishing a musical continuity related to some underlying (conceptual) theme.

- Stabat Mater: a sequence in the Roman Catholic liturgy regarding the crucifixion, and used in several Divine offices.

- suite: a set of unrelated and usually short instrumental pieces, movements or sections played as a group, and usually in a specific order.

- symphonic poem/tone poem: a descriptive orchestral piece in which the music conveys a scene or relates a story.

- symphony: an extended piece for full orchestra, usually serious in nature and in several movements.

- tango: an Argentinian couple dance in duple meter characterized by strong syncopation and dotted rhythms.

- Te Deum: (from the Latin, "We praise Thee, O God") lengthy hymn of praise to God in the Roman Catholic, Anglican, and other Christian liturgies.

- toccata: a piece for keyboard intended to display virtuosity.

- trio sonata: a 17th-18th-century sonata for two or three melody instruments and continuo accompaniment

- variations: composition form in the theme is repeated several or many times with various modifications.

- waltz: a popular ballroom dance in 3/4 time.

*

Saturday, 27 August 2016

R.I.P. Võ Đông Khai (1952-2016)

Được tin một người bạn học cũ vừa mới qua đời. Chúng tôi cùng học với nhau trong 4 năm khóa Kỹ sư Hóa học tại Viện Quốc gia Kỹ thuật, Sài Gòn (bây giờ là Đại học Bách khoa TP HCM). Sau đó cùng sang Thái Lan tiếp tục học chương trình Thạc sĩ (Master) tại Asian Institute of Technology (AIT).

Anh trở về Sài Gòn làm việc vào cuối năm 1974 và chúng tôi mất liên lạc cho đến 1992, khi tôi trở về thăm VN lần đầu mới có dịp gặp lại. Từ đó, mỗi lần về thăm Sài Gòn, chúng tôi đều gặp nhau đi uống cafê, tâm tình chuyện nầy chuyện kia.

Nguyện cầu cho anh sớm tái sinh nơi nhàn cảnh. _()_

*

Rồi ngẫm nghĩ suy tư. Bây giờ tôi đi dự đám tang nhiều hơn đám cưới. Thỉnh thoảng lại có tin bạn bè lần lượt ra đi. Không bao lâu nữa rồi cũng tới phiên mình. Cuộc đời coi vậy mà rất ngắn ngủi. Phải biết sử dụng thì giờ còn lại. Không nên quan tâm đến các chuyện lặt vặt hơn thua, đúng sai. Điều quan trọng là chú tâm tiếp tục đi trên con đường mình đã chọn. Còn những chuyện khác chỉ là trò chơi của thế gian.

*

Nhạc Việt: DUY TRÁC, VŨ KHANH, TUẤN NGỌC, SĨ PHÚ

 
Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nviet07.zip – Tứ quý: Duy Trác, Vũ Khanh, Tuấn Ngọc, Sĩ Phú. Tình khúc bất tử (4 CDs, 630 MB)
https://mega.nz/#!SwhjACAQ!Tt9JjmbO4btFtI0B8h0yUdm71OJ91bHFua6CV2jTYhw

*

Friday, 26 August 2016

Nhạc Pháp: DW's Collection, vol 1 & 2

Mời nghe các bản nhạc Pháp của thời học trò xa xưa ...
Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nqt02.zip – DW’s French collection, vol 1
https://mega.nz/#!Cpx3DKpb!aXN0V8leTotDI-nJ67HCCVgB8uiN9pgo7Evd-R4bu8M

nqt03.zip – DW’s French collection, vol 2
https://mega.nz/#!z05XUJbC!WW3gxqwjF5-nXoz3yqU3dkL8VxZgW_VYioj-rV5Adj8

*

Sách: The History of Buddhism in Vietnam (2008)

Sách:
Nguyen Tai Thu, Ed. The History of Buddhism in Vietnam (2008)
(Lịch sử Phật giáo tại Việt Nam, Nguyễn Tài Thự, Chủ biên)

Tải về:
=> http://budsas.net/sach/en118.zip

*

Nhạc hòa tấu: Guitar, NICHOLAS DE ANGELIS

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nht01.zip – Guitar, Nicholas de Angelis, Le meilleur de la guitare
https://mega.nz/#!e1RTXCrY!Rt1nOH3w9n_XErDCqiOEt2t8jtqlm69jWJtlvjztBzo

nht02.zip – Guitar, Nicholas de Angelis, People’s dreams
https://mega.nz/#!j9AEHCQY!O4jE84RdDZhZsOWI0n7fOLnpKu0SzwAfOofDyvXpOYI

nht03.zip – Guitar, Nicholas de Angelis, Quelques notes pour Anna
https://mega.nz/#!D54VlSwR!Qi-qUjr6DYLDTT7hbaaZDtPGE0-sXiCG14umWTUiICg

nht04.zip – Guitar, Nicholas de Angelis, Toute la guitare
https://mega.nz/#!HopCkRiC!J71Q-LfmIpVr7xzDeqRRTjUfI20wpfNLM45mhfM3GYE

*

Thursday, 25 August 2016

Nhạc Việt: THÁI THANH (1934-), Tiếng hát lên trời [*]

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

nviet01.zip – Tiếng hát Thái Thanh

Wednesday, 24 August 2016

Xá-lợi Phật: Phân loại


Đây là quan điểm của riêng cá nhân tôi. Tôi phân chia xá-lợi Phật thành 3 nhóm:

1) Dựa theo các công tác khai quật, khảo cổ và tài liệu lịch sử: xá-lợi tìm được ở Piprahwa (Ấn Độ), tôn trí tại Viện Bảo Tàng Delhi.

2) Dựa theo truyền thuyết: xá-lợi răng ở Kandy (Sri Lanka) và xá-lợi tóc ở Yangon (Myanmar).

3) Dựa theo huyền thoại, lời đồn đoán: đa dạng đa sắc, càng ngày càng xuất hiện ở nhiều nơi.

Mức độ tin cậy, linh thiêng như thế nào là tùy sự nhận định và lòng tin của mỗi người. Tôi hoàn toàn không có ý kiến phê phán.

*

Sách: Bốn bộ A-hàm dịch Việt

BỐN BỘ A-HÀM DỊCH VIỆT

Đây là các bộ kinh A-hàm mà tôi đã thỉnh mua được ở Sài Gòn trong nhiều năm qua. Bốn bộ A-hàm được dịch từ Hán tạng và có hai bản dịch Việt. Năm ghi ở đây là năm xuất bản lần đầu tiên, có thể các bộ kinh nầy đã được tái bản trong thời gian gần đây.

I. Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam xuất bản

1) Trường A-hàm (1991). Viện Cao đẳng Phật học Huệ Nghiêm dịch, Hòa thượng Thích Trí Tịnh hiệu đính.
2) Trung A-hàm (1992). Hòa thượng Thích Thiện Siêu dịch.
3) Tạp A-hàm (1993). Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch.
4) Tăng nhất A-hàm (1997). Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch, Hòa thượng Thích Thiện Siêu hiệu đính.

II. Nhà xuất bản Phương Đông, Sài Gòn [*]

1) Trường A-hàm (2008). Thượng tọa Tuệ Sỹ dịch và chú thích.
2) Trung A-hàm (2009). Thượng tọa Tuệ Sỹ dịch và chú thích.
3) Tạp A-hàm (2010). Thượng tọa Thích Đức Thắng dịch, Thượng tọa Tuệ Sỹ hiệu đính và chú thích.
4) Tăng nhất A-hàm (2011). Thượng tọa Thích Đức Thắng dịch, Thượng tọa Tuệ Sỹ hiệu đính và chú thích.

[*] Bản dịch đầu tiên của bốn bộ A-hàm nầy cũng được in trong bộ Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh (số mục T1-T9).

*

Tuesday, 23 August 2016

Nhạc Phật giáo: Đạo ca và Thiền ca, PHẠM DUY (1921-2013)

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

npg05.zip – Phạm Duy, 10 bài Đạo ca (Thái Thanh hát)
https://mega.nz/#!LwBTAbqB!ChVQp8nEqMmIvuCP8tsjSkK4jq1uHkS1_nfX7obZ8cI

npg06.zip – Phạm Duy, 10 bài Thiền ca (Thái Hiền hát)
https://mega.nz/#!PpowHJ4T!SITWWPbi0zOhRRrbcvoiE_9acY7DSW2tlpbIPqpFozs


*


Nhạc Phật giáo: THANH THÚY (1943-), Phật ca (4 Albums)

Tải về dạng nén ZIP, giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

npg01zip – Thanh Thúy, Phật ca 1: Tiếng chuông chùa
https://mega.nz/#!nooQkDoR!6xtfOPkLw4BYMTkOz4apG-SRObufsBob18Xx-SZlZk0

npg02.zip – Thanh Thúy, Phật ca 2: Mẹ hiền
https://mega.nz/#!OoYVBILT!zQEZ88u4PZ5ZLgWiLe-p7iEHPc1ka2ic6TzTsGwrtoY

npg03.zip – Thanh Thúy, Phật ca 3: Cám ơn Phật
https://mega.nz/#!u45W3TjJ!LgProksC2JqM5_esiYnwjp8PGkIeJjffJhY06ipkaR0

npg04.zip – Thanh Thúy, Phật ca 4: Kiếp nhân sinh
https://mega.nz/#!z8hzSBiJ!tF7jLN8QDyR36a2w0zS7x_h0f2zQlXtagEBCWIxg17o

*

Kho nhạc sưu tầm

Ngoài kho sách vi tính, tôi cũng thích sưu tầm các albums nhạc – nhạc Việt, nhạc Anh & Pháp, và nhạc hòa tấu. Đa số là các loại nhạc xưa (trước 1975), nhạc tiền chiến, còn nhạc ngoại quốc đa phần là các bản nhạc thường nghe trong những thập niên 1960, 1970 và 1980.

Hiện thời có được một kho nhạc gồm loại lossless (WAV, FLAC, APE) lưu trong ỗ đĩa cứng 3 TB với hơn 5.000 albums, và loại lossy (MP3 – 320 kbps) với khoảng 3.000 albums để nghe qua máy tính và máy bỏ túi.

Thật ra, tôi không phải là dân sành điệu nghe nhạc (audiophile), không khó tính về âm nhạc, mà cũng không có giàn âm thanh tối tân, đắt tiền như các audiophile khác. Tất cả bắt đầu từ một sự tình cờ. Gặp một người bạn ở quán café, tán gẫu từ chuyện nầy sang chuyện kia, rồi có lẽ hợp duyên, anh ấy tình nguyện giúp sao chép cho tôi một ỗ đĩa cứng 1 TB gồm các album nhạc cùng sở thích. Rồi anh ấy chỉ cho cách tìm, đăng ký vào các diễn đàn âm nhạc để tải nhạc về máy vi tính. Từ đó, số lượng nhạc dần dần gia tăng thành một kho nhạc lớn.

Khi nào có hứng, tôi sẽ tuyển chọn vài albums theo chủ đề để chia sẻ với bạn bè bốn phương.

* Cập nhật (01/09/2022): Mấy tháng nay tôi không còn cảm thấy hứng thú nghe nhạc nữa. Đã bỏ cây đán guitar vào bọc và đặt vào góc phòng, để dành cho các cháu nếu chúng cần đến. Kho nhạc sưu tầm của tôi nay đã lên đến gần 5 TB. Chép vào một ỗ đĩa rời và để chung với các ỗ đĩa chứa dữ liệu cũ, không quan tâm dùng đến nó nữa. 

*

Nhạc Pháp - Băng nhạc Anna 5 (pre-75)

Anna 5 (MP3-320)

Một thời được giới trẻ Sài Gòn ưa thích. Tải về dạng nén ZIP (171.7 MB), giải nén sẽ được các files audio, dạng MP3 - 320 kbps.

https://mega.nz/#!7sIwGQ4Y!T_QWQA52qFUUbGBHco5YEEYiyBrF4p5DxFe0fJ82Th4




Saturday, 20 August 2016

Xá-lợi Phật

XÁ LỢI

Ngày nay chúng ta thấy nhiều nơi, nhiều chùa tôn thờ xá lợi Phật. Theo quan điểm của riêng cá nhân tôi, ngoài lòng tin, chúng ta cũng nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ của các xá lợi đó, không phải chỉ tin suông hay dựa theo lời đồn đoán, huyền thoại, truyền thuyết.

Cho đến nay, tôi tin rằng chỉ có các xá lợi xương do ông Willie Peppe tìm thấy tại Piprahwa (gần biên giới Nepal-Ấn Độ) vào năm 1898 và Viện Khảo Cổ Ấn Độ khai quật thêm vào năm 1972 là tương đối đáng tin cậy nhất và được nhiều nhà khảo cổ, nghiên cứu lịch sử Phật giáo chấp nhận. Xin nhấn mạnh chữ "tương đối" ở đây vì có những nhà khảo cổ, học giả khác vẫn chưa chấp nhận kết quả của các công tác khai quật đó.

Xá lợi nầy hiện được tôn trí tại Viện Bảo Tàng Quốc Gia Ấn Độ ở thủ đô Delhi (National Museum, Janpath, New Delhi). Khách hành hương Phật tích cần nên đến đó chiêm bái.

Có thể xem thêm:

1) Video trên Youtube:
https://www.youtube.com/watch?v=yn3lk6xTF24&feature=youtu.be

Thuyết minh tiếng Việt:
https://www.youtube.com/watch?v=D-7y5FCMDc8

2) Bài viết tóm tắt:
http://budsas.blogspot.com.au/2016/08/bones-of-buddha.html

3) Hai bài viết của Wikipedia:

- https://en.wikipedia.org/wiki/Piprahwa

- https://en.wikipedia.org/wiki/Bones_of_the_Buddha

4) Trang web của ông Neil Peppe, cháu nội của ông Willie Peppe:
http://www.piprahwajewels.co.uk/

5) The Piprahwa Project (dòng họ của ông Peppe): http://www.piprahwa.com/home

6) Ông T.A. Phelps là một trong những người nghi ngờ kết quả trên: http://piprahwa.org.uk

Ông T.A. Phelps cũng nghi ngờ về vị trí của Lumbini: http://www.lumkap.org.uk

*
Piprahwa, nơi tìm thấy xá lợi
Viện Bảo tàng Quốc gia, Delhi. Tháp vàng do chính phủ hoàng gia Thái Lan hiến cúng năm 1979

Bones of the Buddha

UNEARTHING THE BONES OF BUDDHA
DavidClensy
Bristol Post, May 10, 2013

*

It sounds like the plot of the next Indiana Jones movie – with historian Charles Allen dashing about India in search of the physical relics of the Buddha. But according to the expert on Indian history, the Bristol-made film could rewrite the story of what happened to the Buddha’s remains after his death, and make a small village near the Nepalese border a shrine for the world’s Buddhists.

Charles, cousin and godfather of TV adventurer Benedict Allen, has been keen to look more closely into the story of the Buddha’s bones for more than a decade – and having penned 23 well-respected books about the history of the sub-continent, the 73-year-old Somerset-based historian is regarded as one of the world’s experts on Indian history.

The documentary, which has been produced by College Green-based Icon Films, follows Charles as he sets out to solve the mystery of whether the jewels, bones and ashes found in an Indian tomb in 1898 mark the final resting place of the Buddha himself or whether they are an elaborate hoax.

In 1898 colonial estate manager Willie Peppe’s workers, digging at a mysterious hill in Northern India, found what seemed to be the most extraordinary discovery in Indian archaeology – 20ft down they unearthed a huge stone coffer containing five ancient soapstone jars, more than 1,400 separate jewels and some bone.

One jar had an inscription that appeared to say they were the remains of the Buddha himself, buried by his own “clan”, the Sakyas. Or were they?

Doubt and scandal have hung over the amazing find for more than 100 years.

One of those involved in the dig, German archaeologist Dr Anton Fuhrer, was revealed to be the greatest archaeological hoaxer of the age.

He had sold bogus Buddha relics to a Burmese monk; he had falsified reports; worst of all, he had faked ancient Indian inscriptions.

Anxious to quash the scandal, India’s British Government brushed the whole remarkable find under the carpet, giving the ashes and bones away to the King of Siam, thus currying favour with a strategic ally in the region.

But rumours of Fuhrer’s involvement have dogged the find ever since. Had he added objects to the coffer? Had he colluded with Mr Peppe, even with other officials too? Most serious of all, had he faked the all-important inscription?

Charles was determined to solve the mystery once and for all. He visited the site of the epic discovery in northern India, and the crumbling ruins of Birdpore House, where the Peppes once lived.

“I started off by visiting Willie Peppe’s grandson, Neil, who lives in an unremarkable suburban bungalow, but who still has some of the jewels found by his grandfather,” Charles says. “He was very keen that we might be able to solve the mystery over his grandfather’s find once and for all.”

At Calcutta’s Indian Museum, Charles met up with the world’s foremost expert on ancient Indian inscriptions, Professor Harry Falk, of Berlin, to examine the vital inscription on the stone coffin found in the tomb. Falk’s verdict? It is genuine.

“He looked at me and smiled,” Charles recalls. “Almost immediately he could see that the language used on the inscription would not have been something that Fuhrer would have known to write, if he had faked it.”

There were nuances to the early form of the language, that have only recently been appreciated by experts in the field.

“It was clear that the stone coffin didn’t date from the time of the Buddha’s actual death, 410BC, because there wasn’t a written form of the language that early.

“But we believe it dates back to the time of Emperor Ashoka, who unified India through war, and later converted to Buddhism.

“There are accounts that he visited the region around 260BC, and we believe he had this part of the Buddha’s remains in a grander tomb, and had the stash of jewels placed around the coffin.”

Charles visited Bodghaya, the “navel of the world” for 600 million Buddhists worldwide; and Kushinagar, where the Buddha was cremated, and his remains split into eight portions – because different sects of his followers could not agree on a single final resting place for his ashes and bone fragments.

Could the most precious portion of all, that buried by his own “clan”, the Sakyas, be buried at Piprawa?

If so, who buried it there, when and why? In search of answers, Charles headed to the heart of India, and one of the country’s most remarkable architectural sites, Sanchi.

With its four 25ft-high carved gateways and massive stupa – or shrine, it is one of the wonders of the world according to Charles.

The man who built it, Emperor Ashoka, converted India to Buddhism, and transformed the nation with a huge stupa building programme. He used India’s first ever script, Brahmi – the same script as is used for the vital inscription – to disseminate his new message on extraordinary rock and pillar edicts that have survived more than 2,000 years.

But was Ashoka responsible for the extraordinary tomb at Piprahwa?

Evidence from a later dig at the site in the 1970s provides vital clues, and leads to an extraordinary conclusion. In all likelihood, this amazing find does mark the final resting of the Buddha – a discovery of huge importance for the world’s 600 million Buddhists.

“It was a fantastic conclusion for the documentary,” says Charles. “Not one of those feigned conclusions you sometimes get at the end of documentaries – but a real, important discovery, which I believe could make this unassuming site a shrine for millions of Buddhists.

“This, after all, is the only known final resting place, were the Buddha’s remains were once lain.”

See the video at:

https://www.youtube.com/watch?v=yn3lk6xTF24&feature=youtu.be

* * *


Friday, 19 August 2016

Tủ sách Phật học

TỦ SÁCH PHẬT HỌC

Xin chia sẻ các tài liệu Phật học sưu tầm trong những năm qua đến những con mọt sách như tôi. Tôi đã đưa các sách nầy vào trang web BuddhaSasana, danh mục:
=> http://budsas.net/sach/index.htm

Tuy nhiên, có nhiều đạo hữu cảm thấy khó khăn khi tải về từng tập sách. Vì thế, tôi tập trung lại từng bộ, dạng nén ZIP. Khi tải về máy, giải nén - không cần mật khẩu - sẽ được các sách dạng PDF.

1) Tiếng Việt, 257 đầu sách.
sach-viet01.zip (dung lượng 580.7 MB, vn01-vn50):

sach-viet02.zip (dung lượng 555.6 MB, vn51-vn180):

sach-viet03.zip (dung lượng 208.9 MB, vn181-vn221):
 
sach-viet04.zip (dung lượng 1.22 GB, vn222-01 - vn222-11):
  
sach-viet05.zip (dung lượng 913.8 MB, vn222-17a - vn222-23):
  
sach-viet06.zip (dung lượng 643.8 MB, vn223 - vn257-6):
 
2) Tiếng Anh, 256 đầu sách.
sach-anh01.zip (dung lượng 467.0 MB, en01-en50):

sach-anh02.zip (dung lượng 451.9 MB, en51-en80):

sach-anh03.zip (dung lượng 311.0 MB, en81-en100):

sach-anh04.zip (dung lượng 283.8 MB, en101-en115):

sach-anh05.zip (dung lượng 442.1 MB, en116-en190):

sach-anh06.zip (dung lượng 428.8 MB, en191-en243):
 
sach-anh07.zip (dung lượng 81.8 MB, en244-en256):
  
* Cập nhật: 08/09/2023

* * *

Thursday, 18 August 2016

Làm giá trong chai nhựa: Làm chơi, ăn thiệt.

Rãnh rỗi sinh nông nỗi. Thấy người ta đua nhau làm giá sạch, cũng nổi hứng thử làm theo. Nhưng làm theo kiểu lười biếng. Thu các chai nhựa nước suối 600 ml của bà xã mua uống, thử làm trước một chai với vài muỗng đậu xanh.

Cũng không có gì khó, mà cũng không mất thì giờ. Chỉ cần nhớ cho nó uống nước mỗi ngày, và cất trong chỗ tối, không ánh sáng (tôi bỏ nó vào trong túi vải đen, rồi bỏ vào trong ngăn kéo). Làm chơi mà ăn thiệt. Thừa thắng xông lên, ngâm đậu xanh làm chai thứ hai.

* Có thể xem các hướng dẫn chi tiết dưới đây rồi điều chỉnh cách làm theo hoàn cảnh mỗi người:

1) http://lamgiadosach.com/cach-lam-gia-do/huong-dan-cach-lam-gia-do-bang-chai-nhua-tai-nha.html

2) Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=svlKV5y30p0

*

Những Lời Phật Dạy - Sách nói

Quý vị có thể tải về toàn bộ 49 tập tin âm thanh (MP3, audio files) sách nói do Trung tâm Diệu Pháp Âm (chùa Khuông Việt, Sài Gòn) thực hiện:

1) Chương 01-04: nlpd_audio_00-04.zip (dung lượng 462.4 MB)
=> https://mega.nz/#!CpRjBBjK!zOuINSNrMrZKLow1KlN7ssjs5ZL7Jzq2_sPYhkiJV1s

2) Chương 05-08: nlpd_audio_05-08.zip (dung lượng 463.0 MB)
=> https://tinyurl.com/bdb355yn
=> https://mega.nz/#!yxQn2KhK!oJbZ3ddbqamSGt7A-P_Ja5BknTWTXDsIxiRwXSNldww

3) Chương 09-10: nlpd_audio_09-10.zip (dung lượng 361.9 MB, có kèm bản PDF của cuốn sách)
=> https://tinyurl.com/yjyxz8u3
=> https://mega.nz/#!v1xWWABZ!oqIymVOEFl6v0GzpFwArOqN_NdqFUZszAF_lllV0m4c

Đây là các files dạng nén ZIP. Giải nén để được các files âm thanh MP3.

MỤC LỤC
I. Kiếp nhân sinh
II. Người đem ánh sáng
III. Tiếp cận giáo pháp
IV. Hạnh phúc thấy được trong kiếp sống này
V. Con đường để tái sinh tốt đẹp
VI. Quan kiến thâm sâu về thế giới
VII. Con đường giải thoát
VIII. Tu tập tâm
IX. Chiếu sáng tuệ quang
X. Các cấp độ thực chứng

*

Wednesday, 17 August 2016

Aniccā vata saṅkhārā


ANICCĀ VATA SAṄKHĀRĀ
Các pháp hữu vi là không bền vững

Tuần rồi tôi đến Trung tâm PG Dhammāloka gần nhà, dự tang lễ của một gia đình người Thái Lan. Buổi lễ đơn giản, khách tham dự chỉ vài chục người. Ngài Ajahn Brahm từ Tu viện Bodhinyana đến làm lễ. Nhà tống táng đem quan tài vào chánh điện. Ngài Brahm tụng một thời kinh ngắn, có đôi lời khuyên nhủ tang quyến, mời mọi người hồi hướng phước báu đến người qua đời, mong cho vị ấy sớm tái sinh nơi nhàn cảnh.

Sau đó, quan tài được đưa ra xe để đem đi hỏa táng. Khách đến dự được mời ở lại, uống trà, ăn bánh, chia buồn với tang quyến. Đơn giản, ngắn gọn, có ý nghĩa, không hao phí, không buồn rầu than khóc.

Mỗi lần nghe câu tụng “Aniccā vata saṅkhārā ...” là tâm tôi lắng đọng lại, suy tư về lý vô thường, kể cả tấm thân nầy, rồi cũng sẽ như thế. Không có chuyện gì đáng quan tâm hơn chuyện nghiệp hành của mình. Mọi chuyện ham muốn mong cầu, thương ghét giận hờn, khen chê đúng sai, tranh chấp hơn thua với đời đều phải bỏ đi.

Aniccā vata saṅkhārā,
uppādavayadhammino.
Uppajjitvā nirujjhanti
tesaṃ vūpasamo sukho.

Impermanent alas are formations,
subject to rise and fall.
Having arisen, they cease,
their subsiding is bliss

Các hành là vô thường,
Có sanh phải có diệt.
Ðã sanh, chúng phải diệt,
Nhiếp chúng là an lạc.


Đó là bốn câu kệ do vua trời Sakka (Đế-thích) thốt lên, ngay sau khi Đức Thế Tôn nhập diệt (Đại kinh Bát-niết-bàn, Trường bộ 16).

Perth, 17/08/2015

* * *
Dhammaloka Buddhist Centre, Nollamara, Western Australia