Đang tìm ý nghĩa và nguồn gốc của chữ DUKKHA trong đạo Phật. Tiếng Hán Việt là KHỔ 苦 , một từ rất quen thuộc với chúng ta, không những trong giáo lý nhà Phật mà còn được dùng trong mọi sinh hoạt hằng ngày.
Nhờ bác Gờ tra thử, mới biết chữ nầy còn dùng trong từ “trái KHỔ QUA”, người Bắc gọi là mướp đắng. Canh khổ qua nhồi thịt bầm và khổ qua xào với trứng là hai món ăn quen thuộc mà tôi rất thích. Ngày xưa, một người bạn Ấn Độ còn lấy khổ qua cắt lát, chiên giòn trong dầu nóng. Để nguội rồi nhâm nhi với nước trà nóng, rất ngon.
Bấy lâu nay, tôi vẫn tưởng “khổ qua” là tiếng thuần Việt, có khi đọc trại ra là "ổ qua, hủ qua". Bây giờ mới biết đó là tiếng Hán Việt, 苦瓜 (苦 khổ: vị đắng; 瓜 qua: dưa, mướp; khổ qua: mướp đắng). Mỗi ngày học được thêm một điều thú vị, học mãi học hoài, không bao giờ biết chán.
Nhờ bác Gờ tra thử, mới biết chữ nầy còn dùng trong từ “trái KHỔ QUA”, người Bắc gọi là mướp đắng. Canh khổ qua nhồi thịt bầm và khổ qua xào với trứng là hai món ăn quen thuộc mà tôi rất thích. Ngày xưa, một người bạn Ấn Độ còn lấy khổ qua cắt lát, chiên giòn trong dầu nóng. Để nguội rồi nhâm nhi với nước trà nóng, rất ngon.
Bấy lâu nay, tôi vẫn tưởng “khổ qua” là tiếng thuần Việt, có khi đọc trại ra là "ổ qua, hủ qua". Bây giờ mới biết đó là tiếng Hán Việt, 苦瓜 (苦 khổ: vị đắng; 瓜 qua: dưa, mướp; khổ qua: mướp đắng). Mỗi ngày học được thêm một điều thú vị, học mãi học hoài, không bao giờ biết chán.
*
No comments:
Post a Comment