Khi đưa ra ý niệm hình xoắn, tôi nghĩ đến các chi pháp trong một số bài giảng Đức Phật dạy ta phải tu tập. Thí dụ về hai tiến trình chắc ai cũng biết: Giới-Định-Tuệ và Văn-Tư-Tu. Thông thường, chúng ta nghĩ đó là tiến trình đường thẳng, phải xong bước 1, rồi sang bước 2, rồi bước 3. Nhưng theo tôi, đó là tiến trình hình xoắn:
Giới (1), Định (1), Tuệ (1)
Giới (2), Định (2), Tuệ (2)
Giới (3), Định (3), Tuệ (3)
...
Văn (1), Tư (1), Tu (1)
Văn (2), Tư (2), Tu (2)
Văn (3), Tư (3), Tu (3)
...
Cấp (3) cao hơn cấp (2), cấp (2) cao hơn cấp (1), v.v.
Nếu quy chiếu xuống mặt phẳng 2-D, chúng ta thấy lẫn quẫn chỉ có bấy nhiêu, Giới-Định-Tuệ hay Văn-Tư-Tu. Nhưng nhìn xuyên suốt trong quãng đường tu tập, tiến trình đó có chiều sâu, thăng tiến (không gian 3-D). Mức độ Giới-Định-Tuệ hay Văn-Tư-Tu của ta ngày hôm nay phải khá hơn, tốt hơn mức độ Giới-Định-Tuệ hay Văn-Tư-Tu ngày trước.
Nhưng cũng có khi ta tự thấy thỏa mãn ở một cấp độ nào đó, dừng lại nghỉ ngơi vui hưởng, không tiếp tục bước lên nữa (hay tự mãn, tự kiêu, tự đắc, rồi sinh buông lung, phóng dật – tiến trình đó cũng có thể kéo ta đi xuống!).
*
No comments:
Post a Comment