Tuesday 29 November 2016

Về Dukkha - Khổ

DUKKHA - Khổ
Bhikkhu Analayo, Satipaṭṭhāna: The Direct Path to Realization, pp 244-245.

DUKKHA thường được dịch là "khổ" (suffering). Đau khổ, tuy nhiên, chỉ là một khía cạnh của DUKKHA, một thuật ngữ có phạm vi ảnh hưởng khó nắm bắt với một từ tiếng Anh (hay tiếng Việt) duy nhất. DUKKHA (Sanskrit: DUḤKHA) có thể xem như bắt nguồn từ tiếng Phạn Sanskrit KHA, có nghĩa là "trục lỗ của một bánh xe", và tiền tố DUḤ ( = dus), có nghĩa là "khó khăn" hay "thứ xấu". Toàn từ đó đó gợi lên hình ảnh của một trục bánh xe không vừa vặn đặt vào lỗ của trung tâm bánh xe (làm cho xe lăn bánh khập khễnh). Hình ảnh này cho thấy DUKKHA (khổ) chỉ sự "bất hòa" (disharmony) hay "cọ xát, ma sát" (friction). Ngoài ra, DUKKHA có thể liên quan đến từ STHA trong tiếng Phạn, nghĩa là "đứng" hoặc "tuân thủ", kết hợp với tiền tố DUḤ. Như thế, DUKKHA có nghĩa "đứng trụ khó khăn", truyền đạt trạng thái của "lo lắng, khó khăn" (uneasiness) hay là "không thoải mái" (uncomfortable). Để nắm bắt được những sắc thái khác nhau của "DUKKHA", có lẽ cách dịch thích hợp nhất là "bất toại ý, không vừa lòng" (unsatisfactoriness), mặc dù có lẽ tốt hơn hết là giữ nguyên, không dịch.

Nhu cầu về sự dịch thuật thận trọng của từ nầy có thể được chứng minh qua một đoạn kinh trong Tương ưng Nhân Duyên (Nidāna Saṃyutta) của Tương ưng bộ, Đức Phật nói rằng bất cứ điều gì được cảm thọ là bao gồm DUKKHA (SN 12:51). Hiểu rằng DUKKHA ở đây như là một tính chất tình cảm và nếu ngầm ý rằng tất cả các cảm thọ đang "đau khổ" thì lại trái nghịch với sự phân tích của Đức Phật về cảm thọ có ba loại phân biệt rõ ràng, đó là thọ khổ, thọ lạc và thọ trung tính (không khổ không lạc). Trong một dịp khác, Đức Phật giải thích lời tuyên bố của Ngài trước đó rằng "bất cứ điều gì được cảm thọ đều bao gồm trong DUKKHA" để chỉ tính chất vô thường của mọi hiện tượng có điều kiện (hữu vi). Tính chất thay đổi của cảm thọ, tuy nhiên, không cần thiết phải được xem như "đau khổ", vì ví dụ như trong trường hợp của một kinh nghiệm đau đớn, do sự thay đổi có thể trở thành dễ chịu. Như vậy tất cả cảm thọ không hẵn là "khổ", mà sự vô thường cũng không hẵn là "khổ", nhưng tất cả các cảm thọ là "không toại ý", vì không một cảm thọ nào có thể tạo ra sự hài lòng lâu dài. Điều này có nghĩa là DUKKHA như một phẩm chất của tất cả mọi hiện tượng hữu vi (có điều kiên) không nhất thiết được trải nghiệm như là "đau khổ", vì đau khổ đòi hỏi có một người nào đó chấp thủ vào đó để chịu đau khổ.

– Bình Anson lược dịch

-------------------------------

DUKKHA is often translated as “suffering”. Suffering, however, represents only one aspect of DUKKHA, a term whose range of implications is difficult to capture with a single English word. DUKKHA can be derived from the Sanskrit KHA, one meaning of which is “the axle-hole of a wheel”, and the antithetic prefix DUḤ ( = dus), which stands for “difficulty” or “badness”. The complete term then evokes the image of an axle not fitting properly into its hole. According to this image, DUKKHA suggests “disharmony” or “friction”. Alternatively DUKKHA can be related to the Sanskrit STHA, “standing” or “abiding”, combined with the same antithetic prefix DUḤ. DUKKHA in the sense of “standing badly” then conveys nuances of “uneasiness” or of being “uncomfortable”. In order to catch the various nuances of “DUKKHA”, the most convenient translation is “unsatisfactoriness”, though it might be best to leave the term untranslated.

The need for careful translation of the term can be demonstrated with the help of a passage from the Nidāna Saṃyutta, where the Buddha stated that whatever is felt is included within DUKKHA. To understand DUKKHA here as an affective quality and to take it as implying that all feelings are “suffering” conflicts with the Buddha’s analysis of feelings into three mutually exclusive types, which are, in addition to unpleasant feeling, pleasant and neutral feelings. On another occasion the Buddha explained his earlier statement that “whatever is felt is included within DUKKHA” to refer to the impermanent nature of all conditioned phenomena. The changing nature of feelings, however, need not necessarily be experienced as “suffering”, since in the case of a painful experience, for example, change may be experienced as pleasant. Thus all feelings are not “suffering”, nor is their impermanence “suffering”, but all feelings are “unsatisfactory”, since none of them can provide lasting satisfaction. That is, DUKKHA as a qualification of all conditioned phenomena is not necessarily experienced as “suffering”, since suffering requires someone sufficiently attached in order to suffer.

– Bhikkhu Analayo

*

No comments: